Trẻ tụt cân và rối loạn tiêu hóa do ăn dặm sai cách
Từ 6 tháng tuổi trở đi, mẹ bắt đầu cho con chuyển sang chế độ ăn dặm thay vì chỉ uống sữa mẹ như trước đây. Đã có nhiều trường hợp trẻ bị tụt cân, rối loạn tiêu hóa do ăn dặm sai cách nhưng bố mẹ không hề biết. Nếu không điều chỉnh chế độ ăn ngay lập tức thì sẽ khiến cho sức khỏe của bé ngày càng yếu đi, và nguy cơ bị suy dinh dưỡng sau này là rất cao.
Trẻ tụt cân và rối loạn tiêu hóa do ăn dặm sai cách
Từ 6 tháng tuổi trở đi, mẹ bắt đầu cho con chuyển sang chế độ ăn dặm thay vì chỉ uống sữa mẹ như trước đây. Đã có nhiều trường hợp trẻ bị tụt cân, rối loạn tiêu hóa do ăn dặm sai cách nhưng bố mẹ không hề biết. Nếu không điều chỉnh chế độ ăn ngay lập tức thì sẽ khiến cho sức khỏe của bé ngày càng yếu đi, và nguy cơ bị suy dinh dưỡng sau này là rất cao.
Nguyên nhân khiến cho trẻ tụt cân, rối loạn tiêu hóa
Ở độ tuổi này của trẻ, hệ tiêu hóa vẫn chưa được hoàn thiện, trẻ chưa có đủ men tiêu hóa và dịch tiêu hóa vẫn còn ít, đặc biệt là chưa có men Amylase để tiêu hóa tinh bột. Một số mẹ nghĩ rằng cho bé ăn nhiều loại thức ăn sẽ bổ sung được nhiều chất dinh dưỡng cho bé, nhưng việc này chỉ gây ra tác dụng ngược lại là khiến cho trẻ bị đầy bụng, đi ngoài phân lổn nhổn, mùi chua do không tiêu hóa được thức ăn.
Thậm chí, một số trường hợp mẹ đưa con đến viện do bị tiêu chảy kéo dài, nguyên nhân là do chế độ ăn dặm không phù hợp khiến cho bé bị rối loạn tiêu hóa. Điều này rất nguy hiểm vì có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.Ăn dặm như thế nào cho đúng cách?
Khi bé đủ 6 tháng tuổi, mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn bổ sung, tuy nhiên cần phải có chế độ dinh dưỡng khoa học và phù hợp với trẻ để phòng tránh nguy cơ trẻ bị tụt cân, rối loạn tiêu hóa do ăn dặm sai cách. Nguyên tắc trong những bữa ăn đầu tiên là cần cho trẻ ăn từ loãng đến đặc, ít đến nhiều (ban đầu chỉ nên ăn 2 bữa/tuần, tăng dần 1 bữa/ngày rồi mới 2 bữa/ngày) sau đó mới tập làm quen với những món ăn mới đa dạng hơn.
Một lưu ý khi cho trẻ ăn dặm trong giai đoạn này đó là không nên cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt vì sẽ làm cho chúng thích đồ ngọt, ảnh hưởng đến men răng sau này. Ngoài ra, bột ngọt sẽ làm cho món ăn thiếu đạm và thừa đường, tăng men chua trong dạ dày và ruột dễ gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, bột ngọt ứ đọng trong ruột, cản trở quá trình hấp thu canxi và dẫn đến còi xương. Do vậy, cha mẹ không nên cho trẻ ăn nhiều bột ngọt, dễ làm trẻ biếng ăn và no nhanh.
Sau khi cho trẻ ăn những bữa đầu, cha mẹ cần chú ý xem bé có hấp thụ tốt thức ăn hay không để quyết định xem có nên tiếp tục giữ món ăn đó thêm vài bữa nữa hay đổi sang món mới. Mẹ nên thay đổi thực đơn liên tục để tập dần cho con ăn những món ăn mới.Một điều cha mẹ cần lưu ý rằng, bột ăn dặm mẹ tự làm bao giờ cũng tốt hơn những loại bột bán sẵn trên thị trường. Có rất nhiều trường hợp trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi ăn phải những loại bột ăn dặm không phù hợp. Trong bột bán sẵn có chứa nhiều thành phần không cần thiết, mẹ chỉ cần nấu bột ăn dặm cho con và đảm bảo có đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: bột-đường (có trong tinh bột gạo), đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua), chất béo (dầu mỡ), vitamin và muối khoáng (rau củ và hoa quả). Do vậy, để chế biến một món ăn dặm chất lượng và khoa học nhất, mẹ vẫn nên nấu bột mặn bao gồm bột, thịt cá, rau, dầu ăn...
Sau mỗi lần cho con ăn, mẹ nên để ý xem con hấp thu có tốt không, phân đi ra có bình thường không. Nếu thấy con có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, mẹ cần đưa con tới các cơ sở y tế và tư vấn dinh dưỡng để được khám và tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất cho con.