Trẻ sơ sinh trớ bao nhiêu lần trong ngày là bình thường/bất thường?

Nôn trớ là hiện tượng thức ăn trào ngược từ dạ dày lên thực quản và bị tống ra ngoài theo đường miệng. Nôn trớ xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp nhất là trẻ sơ sinh. Vậy trẻ sơ sinh trớ bao nhiêu lần trong ngày thì là dấu hiệu bình thường và bao nhiêu lần là bất thường?

Trẻ sơ sinh trớ bao nhiêu lần trong ngày là bình thường/bất thường? Trẻ sơ sinh trớ bao nhiêu lần trong ngày là bình thường/bất thường?

Nôn trớ là hiện tượng thức ăn trào ngược từ dạ dày lên thực quản và bị tống ra ngoài theo đường miệng. Nôn trớ xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp nhất là trẻ sơ sinh. Vậy trẻ sơ sinh trớ bao nhiều lần trong ngày thì là dấu hiệu bình thường và bao nhiêu lần là bất thường?

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nôn trớ

Nguyên nhân ở đây là do dạ dày của trẻ nằm khá thẳng so với cơ thể nên thức ăn dễ bị tống ra ngoài thay vì được đưa xuống dưới. Cơ thắt cửa trên dạ dày (y học gọi là tâm vị) chưa hoạt động điều hòa, thường bị hở nên trẻ rất dễ trớ. Chỉ cần thay đổi tư thế đột ngột, bú mẹ quá hăng say, bé sẽ trớ ngay như thể một bệnh lý nào tiềm ẩn bên trong. Khác với dạ dày người lớn, dạ dày người lớn có cơ tâm vị hoạt động khá ổn định nên hầu như người lớn không bao giờ tự nhiên bị trớ ra ngoài cả.

Bất kỳ nguyên nhân nào, do sinh lý hay do bệnh lý, làm rối loạn hoạt động co thắt của các cơ ống tiêu hóa, rối loạn nhu động hoặc sự tắc nghẽn ống tiêu hóa đều có thể gây ra hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh.

Nguyên nhân do sinh lý

Các nguyên nhân do sinh lý chủ yếu như:

  • Ăn quá no: Dung tích dạ dày của trẻ sơ sinh là 30-35ml, trẻ 3 tháng là 100ml, trẻ 1 tuổi là 250-300ml. Do dạ dày của bé còn nhỏ và chưa hoàn thiện cho nên hầu như các bà mẹ thường cho bé bú nhiều hơn so với dạ dày bé nhỏ của bé. Vượt quá sức chứa cho phép, các bé sẽ nôn ngay ra và có thể nôn hết tất cả những gì vừa mới ăn. Đối với các bé đã ăn dặm, cha mẹ luôn có tâm lý sợ con ăn ít, sẽ không tăng cân và như thế ép trẻ ăn. Chế độ ăn uống và tâm lý rất dễ làm bé nôn trớ.
vicare.vn-tre-so-sinh-tro-bao-nhieu-lan-trong-ngay-la-binh-thuongbat-thuong-body-1
  • Tư thế trước và sau khi bú hoặc ăn chưa hợp lý: việc trẻ sơ sinh trớ bao nhiêu lần trong ngày? Tần suất nhiều hay ít, phụ thuộc khá nhiều do nguyên nhân này. Các bà mẹ chú ý, khi bé vừa mới ăn no, mẹ không nên đặt bé nằm ngay. Dạ dày của bé lúc này đang nằm ngang, đến 1 tuổi mới thẳng đứng như người lớn. Làm như thế vô tình làm cho thức ăn dễ bị trào ngược lên, cũng khó tránh khỏi bé bị sặc lên mũi, không xử trí kịp thời sẽ rất nguy hiểm. Mẹ cũng nên tránh để bé nằm ngửa, vì khi bé đang nôn, chất nôn rất dễ tràn vào khí quản, phổi, sẽ rất nguy hiểm. Thay vào đó hãy đặt bé nằm cao gối, lưng và đầu cao khoảng 30-45 độ, trong khoảng 30 phút.
  • Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hoạt động co bóp của các cơ đường tiêu hóa đôi lúc không đồng bộ gây nên sự rối loạn nhu động ruột và trẻ bị ọc sữa. Ngoài ra, tâm vị trẻ không đóng kín, cơ vòng thực quản dưới không siết chặt làm cho sữa từ dạ dày trào lên thực quản. Nếu trẻ quấy khóc, vặn vẹo thân mình, rặn đi tiểu... sẽ làm tăng áp lực trong bụng và trẻ sẽ bị nôn trớ.
  • Một nguyên nhân khách quan đó là việc các bậc phụ huynh hay chơi đùa với bé sau khi bú hoặc ăn cũng sẽ gia tăng tình trạng nôn trớ ở trẻ.

Những nguyên nhân do nôn trớ sinh lí sẽ giảm dần và tự khỏi khi lớn hẳn. Sau khi nôn trớ trẻ vẫn chơi đùa bình thường, không ảnh hưởng gì đến hoạt động cá nhân của con. Hoặc có những biện pháp khắc phục đơn giản giúp hạn chế tình trạng nôn trớ do sinh lí ở trẻ.

Nguyên nhân do bệnh lý

Các nguyên nhân do bệnh lý chủ yếu như:

  • Bệnh lý đường ruột: Trẻ nôn trớ nhiều lần trong ngày, mẹ đừng bỏ qua các nguyên nhân như viêm dạ dày, viêm ruột, lồng ruột, teo tá tràng,.... Biểu hiện có thể thoáng qua, có lúc rầm rộ và thường kèm theo với 1 số triệu chứng liên quan như sốt, phát ban, dịch nôn bất thường, bé la khóc, đau quặn bụng.
  • Bệnh lý đường hô hấp: Đây là một trong số các nguyên nhân đứng đầu thường gặp khiến trẻ dễ nôn trớ và nôn nhiều lần trong ngày. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ bị viêm đường hô hấp, dị ứng khi thay đổi thời tiết. Do hệ miễn dịch và sức đề kháng của bé còn yếu, hàng rào bảo vệ cũng chưa thực sự đảm nhận tốt vai trò nên các bé dễ bị khò khè, ho khan, ho có đờm, chảy nước mũi,... lâu ngày sẽ dẫn đến viêm họng, viêm mũi, tiểu phế quản, viêm phổi,... Khi bé ho, không khí cũng rất dễ theo vào, làm mở cơ dưới của thực quản do đó thức ăn dễ bị đẩy lên và ra ngoài, hình thành những đợt nôn kèm theo.
vicare.vn-tre-so-sinh-tro-bao-nhieu-lan-trong-ngay-la-binh-thuongbat-thuong-body-2
  • Bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh: Trung tâm phản xạ nôn do não điều khiển. Bất kỳ một tổn thương nào tại não cũng sẽ làm rối loạn chức năng điều khiển của hệ thần kinh, trong đó có phản xạ nôn. Do đó, nếu cha mẹ thấy con nôn liên tục, nhiều lần trong ngày, nôn vọt, mắt trũng, da khô,...
  • Đầy hơi, kém tiêu, Táo bón: Nguyên nhân nôn trớ ở trẻ thường gặp là do bé tiêu hóa chậm, kém tiêu, táo bón. Tình trạng này thường thấy các biểu hiện như bé đầy hơi, chướng bụng, cứng bụng, ít đi tiêu, xì hơi nhiều, nôn khan, bú mẹ không no, không muốn bú, chán ăn, biếng ăn. Ngoài ra bé có thể có những biểu hiện khó chịu, quấy khóc, đặc biệt vào buổi tối bé hay trằn trọc, vặn mình, khóc đêm, ngủ không ngon giấc.
  • Ngộ độc thức ăn: Nếu cha mẹ thấy con có biểu hiện nôn trớ liên tục, dồn dập, liên tiếp trong ngày, hãy nghĩ ngay đến tình huống ngộ độc thức ăn, nước uống hoặc thuốc. Buồn nôn, nôn là biểu hiện đặc trưng khi bị ngộ độc cấp kèm theo đó là một số biểu hiện khác như phát ban, sốt, tiêu chảy, co giật,... Ngay lập tức, cha mẹ phải đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí ban đầu và được chăm sóc.

Tần suất trẻ sơ sinh trớ bao nhiêu lần trong ngày? Sẽ tăng lên nếu như tình trạng bệnh lý của trẻ ngày càng nặng. Vì vậy khi vậy khi phát hiện những nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ có dấu hiệu do bệnh lý gây ra, các bậc cha mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế để thăm khám và được sự quan tâm, theo dõi của bác sĩ.

2. Cách xử lý khi trẻ bị nôn trớ

Ngay khi trẻ nôn trớ, mẹ phải nghiêng đầu trẻ sang một bên để trẻ không bị sặc chất nôn, rồi nhanh chóng làm sạch chất nôn trong miệng, họng và mũi trẻ (miệng trước, mũi sau), bằng cách hút hoặc quấn khăn gạc vào ngón tay thấm hết chất nôn trong miệng và họng trẻ.Các mẹ tránh bế xốc trẻ lên khi đang nôn trớ vì hành động này sẽ làm gia tăng nguy cơ tràn dịch ói vào phổi.

Nếu trẻ bị trớ khi ngủ hãy đặt trẻ nằm yên, kê cao đầu, đồng thời luôn để thân mình phía trên của bé cao hơn phía dưới để tránh hiện tượng trào ngược. Nếu trẻ bị trớ sữa nhiều, nên cho nằm nghiêng sang một bên để không bị hít chất nôn vào phổi. Lau mặt, miệng cho trẻ, thay áo để tránh mùi khó chịu do chất nôn gây ra.

Sau khoảng 30 - 60 phut, khi bé không còn nôn trớ, mẹ có thể cho bé ăn uống như bình thường. Không cho ăn lại ngay lập tức vì bé còn hoảng sợ và dễ bị nôn tiếp. Nên bắt đầu với các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, uống nhiều nước. Có thể cho trẻ ăn cháo loãng, uống sữa, ăn sữa chua và tuyệt đối không ăn, uống đồ lạnh.

vicare.vn-tre-so-sinh-tro-bao-nhieu-lan-trong-ngay-la-binh-thuongbat-thuong-body-3
Nên cho nằm nghiêng sang một bên để không bị hít chất nôn vào phổi

3. Biện pháp phòng tránh nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Việc trẻ sơ sinh trớ bao nhiều lần trong ngày? Nhiều hay ít, phụ thuộc vào rất nhiều nguyên nhân, qua đó chúng ta có thể rút ra được những biện pháp phòng tránh sau đây để giúp hạn chế tình trạng nôn trớ ở trẻ.

Những biện pháp khắc phục tình trạng nôn trớ do sinh lý ở trẻ:

  • Không cho bé bú dồn, bú quá no một lần. Nên cho bé bú nhiều lần trong ngày, mỗi lần một ít.
  • Nên cho bé bú bên ngực trái trước, ngực phải sau. Trình tự này giúp tư thế bé nằm sẽ đỡ trớ hơn.
  • Không nên để bé khóc trong quá trình bú. Vì bé khóc trong khí bú khiến bé sẽ nuốt nhiều hơi gây căng dạ dày. Điều này khiến gia tăng tình trạng nôn trớ nhiều hơn. Nếu bé bú bình, cần điều khiển cho núm vú luôn đầy sữa, tránh tình trạng bé bị nuốt hơi nhiều.
  • Khi bé bú xong, luôn bế bé ngẩng cao đầu trong khoảng 20 phút, vỗ lưng cho bé ợ hơi, sau đó đặt nằm nghiêng sang bên trái và kê gối hơi cao.
  • Tuyệt đối không đùa giỡn, đu đưa, nâng bé lên xuống khi bé mới ăn xong.
  • Mặc bỉm, tã lỏng, thông thoáng để giúp giảm áp lực lên vùng bụng của trẻ. Không thay bỉm, tã cho trẻ sau khi ăn bởi đặt trẻ nằm ngửa hoặc để trẻ vặn mình trong khi thay tã càng dễ gây ra tình trạng nôn trớ.

Các bậc phụ huynh không cần phải quá lo lắng về việc trẻ sơ sinh trớ bao nhiều lần trong ngày? Nếu tần suất và lượng thức ăn trẻ trớ ra ít cùng với những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nôn trớ ở trẻ là do sinh lý. Ngoài ra nếu trẻ bị nôn trớ do những nguyên nhân bệnh lý thì các bậc phụ huynh cần theo dõi, phát hiện kịp thời để có hướng điều trị cho trẻ, tránh những ảnh hưởng xấu đến khả năng phát triển sau này của trẻ.

4. Trường hợp cần đưa trẻ đi bệnh viện

Nếu trẻ đang hoàn toàn khỏe mạnh, đột nhiên nôn ói dữ dội kèm theo quấy khóc nhiều, trẻ có các dấu hiệu bất thường khác liên quan đến vấn đề bệnh lý, chúng ta nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế khám bệnh.

Việc trẻ sơ sinh trớ bao nhiều lần trong ngày? Sẽ trở nên nghiêm trọng nếu tần suất trẻ nôn trớ cao bất thường. Nôn trớ kèm theo dịch xanh, vàng, trẻ bị sốt, ho, chảy mũi hay đi phân bất thường... cũng cần đưa trẻ đi khám bệnh ở bác sĩ chuyên khoa.

Nếu tình trạng nôn trớ không cải thiện sau khi đã điều trị hỗ trợ, chăm sóc đúng cách, tình trạng nôn trớ kéo dài. Ảnh hưởng đến sự phát triển về cân nặng, chiều cao, thì cũng cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị kịp thời.

Hy vọng với thông tin từ bài viết: trẻ sơ sinh trớ bao nhiều lần trong ngày? Sẽ xóa tan đi những băn khoăn, lo lắng, thắc mắc của các bậc phụ huynh. Giúp các bạn sẽ có thêm nhiều thông tin kiến thức chăm sóc sức khỏe cho bé hiệu quả nhất. Để con yêu luôn có sức khỏe vững bước trên con đường tương lai.

Xem thêm:

  • Nguyên nhân gây nên nôn trớ ở trẻ sơ sinh và cách khắc phục
  • Cách điều trị nôn trớ ở bé 5 tuổi mẹ nên biết
  • Trẻ sơ sinh trớ nhiều cặn sữa có đáng lo?