Trẻ sơ sinh tinh hoàn không đều có đáng lo?
Rất nhiều bậc cha mẹ quan tâm về vấn đề tinh hoàn không đều ở trẻ sơ sinh. Họ không biết con mình hai bên tinh hoàn không đều có ảnh hưởng gì không. Sau đây hãy cùng đi tìm hiểu về vấn đề tinh hoàn không đều ở trẻ sơ sinh.
Trẻ sơ sinh tinh hoàn không đều có đáng lo?
Rất nhiều bậc cha mẹ quan tâm về vấn đề tinh hoàn không đều ở trẻ sơ sinh. Họ không biết con mình hai bên tinh hoàn không đều có ảnh hưởng gì không. Sau đây hãy cùng đi tìm hiểu về vấn đề tinh hoàn không đều ở trẻ sơ sinh.
Vì sao tinh hoàn của trẻ sơ sinh lại không đều?
Theo các chuyên gia thì vấn đề tinh hoàn không đều ở trẻ so sinh không đều kèm theo một số biểu hiện đau, nhức có thể bé đã bị mắc bệnh về tinh hoàn.
Ứ đọng màng tinh hoàn
Nếu bộ phận sinh dục của trẻ sơ sinh khá to và màu đỏ, một bên to và một bên nhỏ không đồng đều rất có khả năng trẻ đang bị ứ đọng màng tinh hay còn gọi khác là tràn dịch màng tinh hoàn. Bệnh do nội tiết tố từ mẹ truyền sang một cách tự nhiên. Sau khoảng thời gian từ 3 - 5 tháng tuổi tinh hoàn lại trở lại bình thường. Vì thế các bậc cha mẹ không nên lo lắng quá. Tuy nhiên nếu tinh hoàn vẫn trở lại như ban đầu thì cha mẹ nên đưa con đi khám và điều trị.
Xoắn tinh hoàn
Bệnh này thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ dậy thì. Nguyên nhân là do thay đổi nội tiết tố đột ngột ở trẻ sơ sinh là do bẩm sinh. Biểu hiện của bệnh thường là khiến cho một bên bìu sưng to, một bên bình thường nên hai bên không đều nhau. Bệnh còn kèm theo triệu chứng như :đau đột ngột một bên bìu, bìu sưng còn kèm theo nôn, sốt.
Khi cha mẹ phát hiện con có triệu chứng trên hãy đưa con đến ngay cơ sở y tế để được điều trị càng sớm càng tốt.Tinh hoàn ẩn
Trẻ sơ sinh cũng có khả năng mắc bệnh tinh hoàn ẩn, tức là tinh hoàn không nằm trong bìu lại dừng lại bất thường khi di chuyển phôi thai từ ổ bụng xuống bìu. Vì thế nên tinh hoàn một bên có, một bên ẩn không đồng đều.
Tinh hoàn là bộ phận rất quan trọng ở con vì thế mẹ cần phải hết sức chú ý quan sát. Nếu có bất cứ dấu hiệu khác thường thì hãy đưa con đi khám ngay.
Bị lệch tinh hoàn ở trẻ sơ sinh có sao không?
Mỗi cơ thể nam giới có hai tinh hoàn. Bình thường hai bên không đều nhau, một bên lớn hơn bên kia một chút. Vì vậy các mẹ có thể yên tâm là hình dạng bên ngoài của tinh hoàn không có gì đáng ngại. Một số bệnh lý về tinh hoàn có tác động đến kích thước của tinh hoàn vì vậy cần phòng tránh những bệnh này.
Cha mẹ cần quan tâm đến sức khỏe của con cũng như chăm sóc con, ăn uống cẩn thận, cân bằng. Nếu như thấy có dấu hiệu gì bất thường thì có thể là những dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm:
Xoắn mào tinh hoàn: Bệnh thường có biểu hiện như đau tinh hoàn một bên bìu, vùng bìu bị sưng, khi bị xoắn nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây teo tinh hoàn, nhiễm trùng tinh hoàn gây nên tình trạng vô sinh.Tinh hoàn ẩn: Khi bị mắc bệnh này thì người bệnh phải tiến hành phẫu thuật để tinh hoàn trở lại đúng vị trí trước, nếu không sẽ ảnh hưởng đến chức năng sinh sản sau này.
Giãn mạch thừng tinh: Các tĩnh mạch bị giãn ra sẽ làm cho lượng máu tới tinh hoàn không đủ làm tinh hoàn bị lệch sang một bên. Nếu không sử lý kịp thời có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cũng như gây nên tình trạng vô sinh. Vì vậy cần đưa bé đến ngay bác sĩ để khám và điều trị khi có những dấu hiệu bất thường để tránh để lại hậu quả sau này.