Trẻ sơ sinh sặc nước ối nguy hiểm như thế nào?
Nước ối được xem là môi trường sống nuôi dưỡng tế bào thai, với thai nhi nước ối có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ khi nằm trong bụng mẹ. Tuy nhiên bé hoàn toàn có thể bị ngạt do bị sặc nước ối, điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ. Vậy trẻ sơ sinh sặc nước ối sẽ có những nguy hiểm gì?
Trẻ sơ sinh sặc nước ối nguy hiểm như thế nào?
Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu nội dung bài viết dưới đây.
Những vấn đề liên quan đến nước ối trẻ sơ sinh có thể gặp phải
Nước ối là chất có khả năng tự tái tạo và trao đổi, giữ vai trò quan trọng đối với sự sống còn và phát triển của thai nhi. Nước ối như một tấm nệm êm ái, có chức năng bảo vệ và nâng đỡ thai tránh những va chạm, sang chấn. Bình thường khi thai ở 10 tuần tuổi, thể tích nước ối khoảng 30 ml và tăng lên cho đến khi thai được 34-36 tuần. Sau đó sẽ có khuynh hướng giảm dần vào tuần thứ 40 của thai kỳ hoặc khi chuyển dạ.
Và đặc biệt nước ối có thề quyết định sự phát triển khỏe mạnh hay không của một tế bào thai, nếu như nước ối quá nhiều (đa ối) sẽ khiến cho thai di chuyển trong tử cung dễ dàng nên dễ rơi vào tình trạng dây rốn quấn cổ, hay làm thay đổi ngôi bất thường.
Còn nếu như nước ối quá ít, sẽ khiến cho thai nhi không đủ điều kiện để lớn lên một cách khỏe mạnh. Vì thế thường hay gặp phải suy thai, tay chân thai nhi không cử động được trong vùng nước ối ít nên sẽ bị nhiều biến chứng.
Ngoài ra với vùng nước ối mà trẻ tiếp xúc hàng ngày, trước hoặc trong khi sinh bé có thể gặp phải tình trạng uống phải nước ối hay bị sặc nước ối. Tuy nhiên đáng lo ngại nhất vẫn là những trường hợp trẻ sơ sinh sặc nước ối .
Vậy trẻ sơ sinh sặc nước ối nguy hiểm thế nào?
Nước ối được sản sinh, sau đó được hấp thụ và làm mới thường xuyên theo cơ chế thai nhi uống nước ối vào bụng, nước ối được hấp thu vào máu rồi thải ra ngoài qua đường nước tiểu hòa vào nước ối. Cơ thể người mẹ lại tiếp tục hấp thu nước ối rồi lại tiếp tục sản sinh nước ối mới.
Khi sinh bé thường có những trường hợp trẻ sơ sinh bị sặc nước ối, đây là tình trạng có ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe của trẻ sau khi chào đời. Đặc biệt là vấn đề về đường hô hấp, sặc nước ối có thể gây ra nguy cơ làm tắc nghẽn một phần hay toàn bộ đường thở. Vì thế làm rối loạn sự trao đổi khí ở phổi, khiến cho bé có khả năng bị suy hô hấp.
Ngoài ra khi trẻ sơ sinh bị sặc nước ối, có thể bé sẽ bị ngạt vì thế cũng gây ảnh hưởng lớn đến hệ hô hấp của trẻ. Thường những trẻ bị sặc nước ối, sẽ hay gặp phải các bệnh về viêm phổi, viêm đường hô hấp hay thậm chí là bị ngạt và dẫn đến tử vong.
Đặc biệt trong trường hợp trẻ sơ sinh sặc nước ối mà còn hít phải ối phân su, thì tình trạng sẽ nghiêm trọng hơn rấ nhiều. Vì nếu ối phân su tràn vào trong phổi, các thành phần hóa học có trong phân su co thể gây ra kích ứng, nên khiến cho phổi của trẻ có khả năng bị viêm, hoặc bị nhiễm trùng. Nếu như trẻ sơ sinh hít phải ối phân su nhiều, có thể gây ra bất hoạt surfactant hay cao áp phổi. Và nếu như trước đó, trẻ đã có những bệnh lý bẩm sinh thì khả năng bé gặp nguy hiểm về tính mạng là rất lớn.
Tuy nhiên, nếu được sự can thiệp kịp thời từ các bác sĩ, bé được làm sạch ối phân su thì đường thở sẽ thông thoáng và không có gì đáng lo ngại.
Biện pháp phòng ngừa an toàn cho thai nhi
Cho đến thời điểm hiện tại, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ nói chung và tình trạng trẻ sơ sinh sặc nước ối nói riêng thì cách tốt nhất là các mẹ bầu nên thực hiện thăm khám định kỳ thường xuyên.
Vì như thế chị em sẽ được theo dõi sát sao những vấn đề xảy ra đối với mình và cho cả bé con ở trong bụng, qua siêu âm hoặc thăm khám các bác sĩ sẽ sớm chẩn đoán sự thay đổi bất thường trong vấn đề sức khỏe ở mẹ và bé. Từ đó có kế hoạch, phương pháp khắc phục cũng như đề phòng các diễn biến xấu xảy ra. Giúp bảo vệ sức khỏe cho mẹ và quá trình phát triển toàn diện của thai nhi cho đến lúc chào đời.