Trẻ sơ sinh nấc cụt quá nhiều có phải là bệnh lý?

Trong ba tháng đầu sau sinh, nấc cụt là hiện tượng sinh lý bình thường hay gặp ở trẻ. Do co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành khiến cho khí hít vào bị ngưng đột ngột, thanh môn bất ngờ đóng kín lại là nguyên nhân của hiện tượng nấc cụt tại trẻ.

Trẻ sơ sinh nấc cụt quá nhiều có phải là bệnh lý? Trẻ sơ sinh nấc cụt quá nhiều có phải là bệnh lý?

Cơn nấc thường kéo dài vài phút và có thể xảy ra vài lần trong một ngày. Đây là phản xạ của thần kinh phế vị được hình thành ở trẻ từ trong những tháng thai kì để chuẩn bị cho việc thở ngay sau khi trẻ được sinh ra.

Ngay cả ở trẻ sơ sinh khoẻ mạnh đều có thể bị nấc vào bất cứ lúc nào, hiện tượng này sẽ giảm dần sau một tuổi. Nấc thường xảy ra sau khi ăn hoặc thay đổi tư thế và môi trường đột ngột.

Tần suất của hiện tượng này sẽ giảm dần qua thời gian khi bé lớn dần. Việc nấc cụt thường xảy ra nhiều nhất khi trẻ được 2-3 tháng tuồi và giảm dần ở trẻ sau 1 tuổi.

Nếu trẻ bị nấc liên tục và kéo dài, có thể cho bé uống một vài thìa nước, bế bé đứng thẳng đỡ đầu và lưng bé, sau đó vuốt lưng hoặc vỗ nhẹ để bé ợ hơi.

Như vậy trong tháng đầu trẻ thường xuyên bị nấc là hiện tượng bình thường, bố mẹ nếu thấy trẻ hay bị nấc cụt cũng đừng quá lo lắng.

vicare.vn-tre-so-sinh-nac-cut-qua-nhieu-co-phai-la-benh-ly-body-1

Một số mẹo điều trị nấc cụt cho trẻ

Nếu cơn nấc ở trẻ thường xảy ra vài lần một ngày, mỗi lần tầm khoảng 3 phút là bình thường và dần dần tình trạng này sẽ hết.

Để giảm hiện tượng nấc cụt ở trẻ, mẹ trẻ không nên để cho bé đói quá mới đút ăn hoặc bú, bên cạnh đó cũng không nên để bé tiếp thụ thực phẩm hoặc sữa trong cùng một lúc đến khi quá no. Hơn nữa, mẹ trẻ cần chú ý khi cho bé bú bằng bình không nên để trẻ bú quá nhanh, điều này sẽ làm dạ dày dãn ra và chứa nhiều hơi gây hiện tượng nấc cụt. Sau khi ăn nên bế trẻ lên, để đầu trẻ dốc cao hơn trong khoảng 10 phút giúp trẻ ợ hơi, tránh bị nôn trớ và nấc cụt.

Trong các cách trị nấc cụt, cho bé uống thêm nước là giải pháp dễ dàng và hiệu quả nhất. Hầu hết các bé đều khỏi nấc cụt với phương pháp này.

Dùng ngón tay bịt lỗ tai hoặc hai cánh mũi bé khoảng nửa phút lại thả ra. Cách khác, mẹ trẻ có thể dùng tay khép hai cánh mũi song song với việc dùng tay bịt miệng trẻ trong vài giây. Đây cũng là một cách hiệu quả mà các mẹ kinh nghiệm khuyên dùng.

Hoặc mẹ trẻ có thể dùng tay gãi lên môi hoặc phần mang tai của bé trong lúc đếm dần khoảng 50 cái thì trẻ sẽ hết nấc.
vicare.vn-tre-so-sinh-nac-cut-qua-nhieu-co-phai-la-benh-ly-body-2

Đơn giản hơn, mẹ trẻ có thể vỗ nhẹ từng cái vào lưng trẻ. Cách này còn có thể giúp trẻ ợ hơi và tránh được các cơn trào ngược.

Nếu sau mỗi lần bú trẻ mới bị nấc nhiều thì mẹ trẻ có thể đổi tư thế bú cho trẻ do nguyên nhân gây nấc cho bé có thể do lượng không khí tràn vào khoang miệng của bé trong tư thế bú cũ.

Tuy nhiên nếu đã áp dụng những cách điều trị thông thường mà trẻ vẫn không hết nấc cụt thì mẹ trẻ nên tạm ngừng việc tiếp tục cho trẻ bú. Đồng thời, bố mẹ nên kiểm tra, theo dõi tình trạng của trẻ trong vòng 3 tiếng đồng hồ tiếp theo. Nếu tình trạng nấc cụt vẫn không dứt và còn kèm theo bị nôn trớ, ói mửa thì cần nhanh chóng đưa trẻ đến bác sĩ để thăm khám, điều trị kịp thời do có thể dạ dày trẻ đang có vấn đề nghiêm trọng.

Với bé trong độ tuổi ăn dặm, mẹt trẻ có thể đặt một ít đường trên lưỡi bé để chữa nấc. Vị ngọt của đường giúp làm xao lãng các dây thần kinh của bé và ngăn chặn chúng co thắt.