Trẻ sơ sinh mấy tháng tuổi thì biết hóng chuyện?

Hẳn mỗi ông bố bà mẹ lần đầu đón chào con yêu đều luôn nóng lòng theo dõi từng sự đổi khác của con. Những hồi hộp mong đợi khi trông theo con trưởng thành cũng đi kèm với rất nhiều thắc mắc. Trẻ sơ sinh mấy tháng tuổi thì biết hóng chuyện? Nên nói chuyện thế nào để giúp bé phát triển nhanh? Cha mẹ hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về con nhé!

Trẻ sơ sinh mấy tháng tuổi thì biết hóng chuyện? Trẻ sơ sinh mấy tháng tuổi thì biết hóng chuyện?

Hẳn mỗi ông bố bà mẹ lần đầu đón chào con yêu đều luôn nóng lòng theo dõi từng sự đổi khác của con. Những hồi hộp mong đợi khi trông theo con trưởng thành cũng đi kèm với rất nhiều thắc mắc. Trẻ sơ sinh mấy tháng tuổi thì biết hóng chuyện? Nên nói chuyện thế nào để giúp bé phát triển nhanh? Cha mẹ hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về con nhé!

Trẻ sơ sinh mấy tháng tuổi thì biết hóng chuyện?

1. Trẻ sơ sinh 0 – 1 tháng

Bé vừa sinh ra đã biết hóng chuyện và rất muốn nói chuyện với mọi người nhưng biểu hiện của bé chưa thực sự rõ ràng. Nếu bạn nói với bé ở khoảng cách 20 – 25 cm, bé đã biết “trả lời” bằng cách nhép miệng như một phản xạ không điều kiện. Từ tuần thứ 2, bé có thể phát ra những âm không rõ ràng, đặc biệt là khi bé muốn được trò chuyện cùng.

Từ tuần thứ 3, bé đã có một số “vốn từ” cho mình, não bộ đang dần hình thành vốn ngôn ngữ giúp bé thích nghi với việc giao tiếp.

Từ tuần thứ 4, bé bắt đầu có thể hiểu ý cuộc nói chuyện và biết cách trả lời khi bạn nói với bé.

Cha mẹ nên bắt đầu nói chuyện với bé thường xuyên ngay từ lúc bé lọt lòng. Hãy thử liên tục gọi tên bé và quan sát ánh mắt bé đáp lại giọng nói của bạn. Trong quá trình giao tiếp âu yếm này, trẻ đang cảm nhận sự ấm áp, tình yêu thương của cha mẹ.

vicare.vn-tre-so-sinh-may-thang-tuoi-thi-biet-hong-chuyen-body-1

2. Trẻ từ 1 – 2 tháng tuổi

Bé vốn luôn thích được nói chuyện với mọi người, do đó bé thường:

Phát ra âm thanh đáp lại khi có ai đó nói chuyện với bé.

Đặc biệt thích những âm cao, tông đều, nhanh hơn một chút, do đó cha mẹ nên nói chuyện với con theo ngữ điệu này bất cứ khi nào có cơ hội.

Ngọ nguậy cả cơ thể chỉ để cố gắng đưa lưỡi về phía bạn khi nghe bạn nói chuyện.

Cười khanh khách (kể cả khi lúc này bé chưa thực sự hiểu về những gì mẹ nói) do cách trò chuyện của mẹ tạo ra âm thanh khiến trẻ thích thú.

Phát ra những âm thanh đơn giản như ê, a, ư, ơ.

Hãy nói chuyện với bé bằng giọng dịu dàng, vừa đi vừa lắc lư, có thể nhún nhảy hoặc ca hát cho bé nghe. Ngay cả khi bé không hiểu bạn đang nói gì, nhưng chính giọng nói êm ái của bạn sẽ đẹm lại cảm giác an toàn cho bé.

3.Bé từ 2 – 3 tháng tuổi

Bé đã nhận ra giọng của mình và tận dụng mọi cơ hội để nói. Cụ thể:

Phát ra đủ kiểu âm thanh để biểu thị cảm xúc của mình, bạn sẽ được nghe từ la hét, nói ríu rít đến thầm thì.

Có những động tác phấn khích như đá chân, vung tay mỗi khi thích thú với điều gì.

Bắt đầu thêm phụ âm vào câu chữ, phụ âm đầu tiên thường là “m”, kế đến là các âm p,b,...

Hãy nói chuyện với bé càng nhiều càng tốt, bằng cách lặp lại những tiếng “o, e” của bé để bé chăm chú nhìn miệng bạn và bắt chước theo.

vicare.vn-tre-so-sinh-may-thang-tuoi-thi-biet-hong-chuyen-body-2

4. Bé từ 3 – 4 tháng tuổi

Bé đã biết duy trì cuộc nói chuyện với bạn bằng cách:

Phát thêm nhiều âm mới. Cố gắng bắt chước nói cả câu dài như bạn bằng một chuỗi các âm kiểu như “ma-me” hay “a-bu”.

Đến tuần thứ 16, bé có thể biểu lộ cảm xúc của mình, chủ yếu là biểu lộ sự hài lòng, bằng cách cười khúc khích, cười lớn hoặc la hét. Hay bé sẽ bày tỏ nhu cầu của mình bằng cách khóc to để thu hút sự chú ý của mọi người.

5. Bé từ 4 – 5 tháng tuổi

Trong tháng này, bé cố gắng sử dụng nhiều âm khác nhau, và cả ngôn ngữ không lời để diễn đạt nhu cầu của mình. Ví dụ, bé sẽ

Níu lấy bạn khi không muốn bị đặt xuống.

Đẩy bạn ra xa khi bé không vui

Xoay đầu sang hướng khác khi không thích điều gì đó.

6. Bé từ 5 – 6 tháng tuổi

Bé bắt đầu phát triển ngôn ngữ phức tạp hơn một chút như ba, ma... và có thể học lỏm vài từ mà bé nghe được từ ba mẹ. Lúc này bé đã biết chờ đến lượt mình khi trò chuyện. Mọt vài biểu hiện khác của bé:

Nói chuyện với chính mình qua gương.

Bắt chước cách nói của bạn và dùng lưỡi nhiều để đánh ra đánh vào giữa hai môi.

Bắt đầu có phản ứng khi nghe gọi tên của mình – hãy gọi tên bé càng nhiều càng tốt để bé phát triển ý thức và cảm thấy mình quan trọng.

Hiểu đại ý các câu ngắn mà bạn nói, như, “Bố đến kìa”, “Đúng rồi”, “Không được”.

Để bé tăng vốn từ ngữ bạn hãy nói chuyện với bé càng nhiều càng tốt. Bạn có thể nói cho bé biết bạn đang làm gì, chỉ cho bé xem những điều thú vị, nhất là các con vật hay đồ vật quen thuộc trong đời sống thường ngày. Tạo không khí vui vẻ và khen bé mỗi khi bé hiểu ý.

vicare.vn-tre-so-sinh-may-thang-tuoi-thi-biet-hong-chuyen-body-3

7. Trẻ 12 tháng tuổi

Đây chính là dấu mốc cuối cùng sự phát triển khả năng nghe, bây giờ em bé của bạn có thể nhận ra và phản hồi với những âm thanh tinh tế hay nhẹ nhất. Thậm chí trẻ còn có thể nhận ra những bài hát yêu thích hoặc giọng nói hoạt hình quen thuộc ở giai đoạn này.

Những điều bạn có thể làm để phát triển khả năng nghe của trẻ sơ sinh

vicare.vn-tre-so-sinh-may-thang-tuoi-thi-biet-hong-chuyen-body-4
Cha mẹ nên liên tục hát hoặc đọc truyện cho bé nghe

  • Luôn có các phương pháp giúp bạn phát triển khả năng nghe của trẻ sơ sinh, dưới đây là một số mẹo giúp bạn:
  • Luôn để bé xung quanh các cuộc trò chuyện, cả cha mẹ và mọi người hãy cố gắng trò chuyện với bé liên tục.
  • Cho bé nghe các bài nhạc nhẹ nhàng như nhạc không lời hay nhạc jazz sẽ giúp bé phát triển các giác quan, giúp trẻ ngoan hơn và phát triển thính giác. Âm nhạc cổ điển phương Tây cũng được biết đến có tác dụng tương tự.
  • Cha mẹ nên liên tục hát hoặc đọc truyện cho bé nghe, bé sẽ cảm thấy thư giãn và thoải mái khi nghe giọng nói của cha mẹ.
  • Khi bé đủ lớn, hãy cho chúng đồ chơi mang tính âm nhạc.
  • Quan sát bé và nhấn mạnh vào bất kỳ âm thanh nào mà bé bị thu hút. Nếu trẻ nghe thấy tiếng máy bay trên bầu trời, hãy nhìn theo và nói rằng bạn cũng đã nghe thấy nó.

Trên đây là những thông tin về khả năng hóng chuyện của bé. Hy vọng bài viết phần nào giúp cha mẹ giải đáp được thắc mắc trẻ sơ sinh mấy tháng tuổi thì biết hóng chuyện để từ đó hiều và chăm sóc con tốt hơn!

Xem thêm:

  • Những lựa chọn tốt nhất về sữa tắm gội cho trẻ sơ sinh
  • Nguyên nhân da bé sơ sinh nhăn nheo khi mới sinh ra
  • Lưu ý khi sử dụng sữa tắm cho trẻ sơ sinh