Trẻ sơ sinh bị sổ mũi có nên tắm không?

“Trẻ sơ sinh bị sổ mũi có nên tắm không?” là một trong những thắc mắc mà các bậc cha mẹ lần đầu nuôi con rất hay hỏi. Hãy để HoiBenh giúp bạn có được câu trả lời đúng đắn nhất qua bài viết sau đây.

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi có nên tắm không? Trẻ sơ sinh bị sổ mũi có nên tắm không?

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sổ mũi

Trước khi biết được Trẻ sơ sinh bị sổ mũi có nên tắm không thì bạn cần biết dấu hiệu khi trẻ bị sổ mũi đã. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết:

- Trẻ thở khó khăn, phát ra tiếng khò khè và hay khó ngủ, các hiện tượng này xảy ra nhiều vào đêm.

- Trẻ thường bị chảy nước mũi, hắt hơi liên tục và ho nhiều về đêm.

- Trẻ thường thở bằng miệng nên dẫn đến việc khô cổ, ho có đờm.

- Dịch mũi thường chảy xuống cổ họng khi trẻ bị sổ mũi, điều này làm bé bị ho có đờm và kèm theo sốt.

- Trẻ quấy khóc nhiều.

vicare.vn-tre-so-sinh-bi-so-mui-co-nen-tam-khong-body-1

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi có nên tắm không?

Nhiều bậc cha mẹ khi thấy con ho, sổ mũi... thì không biết có nên cho bé tắm hay không, sợ khi tắm sẽ làm bé bị nhiễm lạnh và bệnh tình càng nặng hơn. Tuy nhiên, trên thực thế, nếu như tắm cho trẻ đúng cách khi bị sổ mũi sẽ giúp bệnh tình của bé mau thuyên giảm một cách nhanh chóng.

Với những trẻ bị viêm đường hô hấp thì việc vệ sinh, tắm rửa cho trẻ là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, bố mẹ cũng cần lưu ý rằng khi tắm cho trẻ thì nhất định cần tắm đúng cách, không tắm như những trẻ bình thường.

Khi tắm cho bé, mẹ cần lưu ý những nguyên tắc sau để đảm bảo sức khỏe cho trẻ:

- Luôn luôn tắm cho trẻ bằng nước ấm và không quá nóng. Điều này sẽ giúp làm loãng đờm ở cổ họng bé, từ đó đường thở của trẻ được thông thoáng hơn. Mẹ có thể kiểm tra nhiệt độ nước cho đến khi có nhiệt độ thích hợp nhất cho trẻ là khoảng 33 độ C đến 35 độ C.

- Thời gian tắm thích hợp nhất cho bé là vào khoảng 10h sáng hoặc 2 giờ chiều. Không tắm cho bé sau 4 giờ chiều hoặc tắm vào buổi tối. Tắm cho trẻ nơi kín gió.

- Khi tắm, mẹ nhất định phải rửa mặt, mũi cho trẻ trước tiên. Sau đó mới đến các bộ phận khác. Nên tắm từng phần chứ không cởi hết quần áo trẻ ra tắm một lần.

- Mẹ có thể tăng nhiệt độ phòng tắm để giúp trẻ thoải mái hơn bằng cách xả nước nóng ra sàn trước khi tắm làm cho nhiệt độ không khí cả phòng tăng lên đồng thời tăng độ ẩm làm hạn chế hiện tượng bốc hơi nước làm trẻ bị nhiễm lạnh.

- Khi tắm xong phần nào cần lau khô ngay phần ấy và quấn khăn cho trẻ. Đến khi tắm xong hết thì mẹ thay quần áo sạch sẽ cho bé. Sau khi xong xuôi mẹ nên cho trẻ ngồi trong phòng kín khoảng 10 – 15 phút rồi mới nên cho bé ra ngoài để tránh việc bị cảm đột ngột.

Bên cạnh đó bạn cũng cần cho bé bú nhiều hơn bình thường một chút bởi chất lỏng sẽ làm loãng đàm và xoa dịu cổ họng giúp bé dễ chịu hơn. Nhỏ mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý 2-3 lần/ngày cũng là biện pháp đơn giản để làm sạch đường thở, giúp mũi bé được thông thoáng hơn.

vicare.vn-tre-so-sinh-bi-so-mui-co-nen-tam-khong-body-2

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi phải làm sao?

Đối với trẻ nhỏ bị ho, sổ mũi, mẹ cần làm sạch mũi, họng bé bằng cách:

- Nếu trẻ bị nghẹt mũi, nên sử dụng dung dịch nhỏ mũi là nước muối sinh lý 0,9% làm loãng dịch mũi để dễ dàng làm sạch mũi.

- Làm thông mũi 2 đến 3 lần mỗi ngày và trước khi cho trẻ bú, ăn.

- Cho trẻ nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Nếu trẻ quá mệt, hãy cho trẻ ở nhà và xin nghỉ học ở trường.

- Đảm bảo bé được ăn uống đầy đủ, tránh nguy cơ bị mất nước.

- Luôn kiểm tra nhiệt độ cơ thể trẻ. Nếu trên 38,5 độ C thì nên dùng thuốc giảm sốt. Trẻ dưới 6 tuổi không nên tự ý dùng thuốc OTC mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

- Dùng dụng cụ hút mũi để bé dễ thở hơn

- Thuốc nhỏ mũi, xịt mũi hoặc rửa mũi bằng nước muối loãng không nên áp dụng quá 3 ngày liên tiếp. Bởi sẽ càng làm mũi bị kích ứng mạnh hơn.

- Cho trẻ hít hơi nước nóng, cách này sẽ giúp bé dễ thở hơn.

- Tránh khói thuốc lá trong nhà và xung quanh nhà.

Như vậy, Trẻ sơ sinh bị sổ mũi có nên tắm không? Câu trả lời là có. Việc tắm cho trẻ là rất quan trọng và nếu tắm đúng cách sẽ không gây hại cho bé, ngược lại cơ thể được vệ sinh sạch sẽ, bé sẽ cảm thấy thoải mái và tránh được tình trạng nhiễm trùng nặng thêm.

Xem thêm:

  • Cách trị sổ mũi ở trẻ sơ sinh
  • Trẻ sổ mũi uống thuốc gì cho nhanh khỏi?