Trẻ sơ sinh bị giảm cân: Bệnh lý nguy hiểm hay hiện tượng bình thường?
Cân nặng của trẻ giảm so với khi chào đời hay còn được gọi là hiện tượng giảm cân sinh lý ở trẻ sơ sinh. Đây là một hiện tượng thường gặp ở trẻ sau sinh, khiến cha mẹ vô cùng lo lắng. Vậy thì tại sao trẻ lại bị giảm cân sơ sinh và trẻ sơ sinh bị giảm cân có nguy hiểm không?
Trẻ sơ sinh bị giảm cân: Bệnh lý nguy hiểm hay hiện tượng bình thường?
Cân nặng của trẻ giảm so với khi chào đời hay còn được gọi là hiện tượng giảm cân sinh lý ở trẻ sơ sinh. Đây là một hiện tượng thường gặp ở trẻ sau sinh, khiến cha mẹ vô cùng lo lắng. Vậy thì tại sao trẻ lại bị giảm cân sơ sinh và trẻ sơ sinh bị giảm cân có nguy hiểm không? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tại sao trẻ sơ sinh bị giảm cân so với khi chào đời?
Hiện tượng trẻ sơ sinh bị giảm cân so với khi mới chào đời là điều bình thường khi con sinh được đủ ngày đủ tháng và mẹ nuôi con bằng sữa mẹ từ khi chào đời.
Trong khoảng 10 ngày sau khi sinh, trẻ sẽ có hiện tượng bị sụt cân nhẹ so với lúc mới sinh. Trọng lượng giảm đi bình thường sẽ khoảng 6-9% trọng lượng cả cơ thể của trẻ. Nguyên nhân của hiện tượng này đã được chứng minh là do sự mất nước, đi ngoài phân su, đi tiểu của trẻ khi mới chào đời. Hơn nữa da của trẻ mới sinh rất mỏng, lớp mỡ ở dưới da ít nên trẻ dễ bị mất nước.
Nếu như con vẫn ăn ngủ bình thường, không quấy khóc, nôn ọe hoặc có các triệu chứng bất thường, thì mẹ đừng quá lo lắng khi thấy con mình bị sụt cân như vậy. Ngoài ra mẹ cũng không nên so sánh cân nặng chiều dài của con với các bạn cùng độ tuổi của con vì sự phát triển của mỗi bé mỗi khác nhau, việc so sánh như vậy chỉ khiến mẹ thêm lo lắng mà không phải là cách hay để giải quyết bất cứ vấn đề nào.Khi nào trẻ sơ sinh bị giảm cân đến mức cần báo động?
Đối với trẻ sơ sinh bị giảm cân trong mức bình thường là khi bé giảm không quá 10% trọng lượng trong vài ngày đầu mới sinh. Cụ thể trẻ thường bị giảm cân trong 3 ngày đầu sau khi sinh và sẽ dần lấy lại cân nặng sau đó, có hiện tượng này là do một phần nước ối còn trong phổi và nội tạng đã được xuất ra ngoài ngay sau khi sinh, cộng thêm với một phần glycogen và mô mỡ được sử dụng vào thời gian đầu bé chỉ bú một ít sữa non của mẹ khiến cho con bị giảm cân.
Nếu như con của bạn giảm cân mạnh trong 3 ngày đầu hơn 10% cân nặng lúc mới sinh và giảm liên tục trong các ngày tiếp theo mà không có dấu hiệu tăng cân trở lại sau 20 ngày, hoặc là trẻ giảm cân kèm theo các triệu chứng khác thì lúc này cha mẹ nên lưu ý và cho con đi khám bác sĩ ngay lập tức để tìm ra nguyên nhân khiến con bị giảm cân có phải do một loại bệnh lý nào hay là do cách chăm sóc của cha mẹ không đúng và điều chỉnh lại.
Nếu bé giảm cân ở mức bình thường thì khi nào bé sẽ lấy lại cân nặng đã mất?
Trẻ sơ sinh nếu được bú sữa mẹ hoàn toàn sẽ lấy lại được cân nặng khi sinh sau 7-8 ngày nếu như cơ thể bé phát triển tốt. Thông thường trọng lượng của bé thường sẽ tăng lại bắt đầu từ ngày thứ 4 và giúp bé đạt đến cân nặng khi sinh sau từ 10 - 14 ngày; có bé phải đến 20 ngày mới có thể trở về cân nặng ban đầu.
Cha mẹ cũng nên lưu ý, theo một số nghiên cứu, cân nặng của con chuẩn nhất là cân nặng sau khi con sinh được 24h. Vì vậy đôi khi cân nặng bạn biết của con không phải là cân nặng chuẩn, dẫn đến việc thấy con sụt cân quá nhanh, mẹ lo lắng và nghi ngờ về chất lượng sữa của mình.Hơn thế nữa, việc mất trọng lượng sơ sinh rất có thể là một dấu hiệu cho thấy em bé không được bú đủ sữa hoặc là chưa được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, các số đo trọng lượng không phải là loại công cụ duy nhất để đánh giá và chẩn đoán lâm sàng về sức khỏe của bé. Mà một đánh giá đầy đủ về sức khỏe của bé phải bao gồm có cả việc đánh giá đầu ra (tức là bé ị và xè), kiểm tra răng miệng và kiểm tra liều lượng sữa mẹ mà bé bú.
Ngoài ra trong giai đoạn đầu đời, trẻ không nhất thiết là phải tăng cân quá nhanh, mức cân nặng chuẩn nhất cho trẻ là tăng 1 cân trong 1 tháng đầu tiên. Vì vậy cha mẹ không nên quá lo lắng, hãy bình tĩnh tìm hiểu và nếu cảm thấy không yên tâm hãy cho con thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và kết luận chính xác hơn.
Hi vọng qua những chia sẻ trên đây, cha mẹ đã có thêm kiến thức cho mình từ đó yên tâm hơn khi bắt gặp hiện tượng bị giảm cân ở con mình.