Trẻ sinh non phát triển như thế nào? Đọc ngay bài viết này
Trẻ sinh non là những trẻ được sinh trước 38 tuần. Việc chăm sóc trẻ sinh non các mẹ cần có cách chăm sóc tốt hơn những trẻ sơ sinh đủ tháng. Thông thường những trẻ sinh non sẽ được nuôi trong lồng kính khoảng nửa tháng hoặc một tháng để trẻ có được sự chăm sóc, theo dõi sức khỏe. Vậy trẻ sinh non phát triển như thế nào?
Trẻ sinh non phát triển như thế nào? Đọc ngay bài viết này
Chăm sóc nuôi dưỡng trẻ sinh non
Ngay sau khi sinh, trẻ sinh non thường được chuyển đến bộ phận chăm sóc tăng cường cho trẻ sơ sinh, nơi bé sẽ được theo dõi cẩn thận để chắc chắn nhận được sự cân bằng về các chất lỏng, chất khoáng như natri và kali (điện giải) và các chất dinh dưỡng cho đến khi cơ thể hoàn thiện.
Bé được cho sưởi bằng máy đặc biệt nhằm giảm nhu cầu calo thừa nên trẻ không cần phải sử dụng nhiều năng lượng để giữ ấm. Đồng thời việc sử dụng máy làm ẩm không khí nhằm duy trì nhiệt độ cơ thể và tránh mất nước ở trẻ.
Trẻ sinh non có phát triển như thế nào?
Trẻ sinh non thường có những biểu hiện của sự phát triển sau:
Tiêu chuẩn cân nặng của trẻ sinh non
Tăng cân chuẩn phụ thuộc vào kích thước, tuổi thai và sức khỏe của em bé. Có thể là ít nhất 5 gam mỗi ngày với bé sinh ở tuần thứ 24, hoặc 20 g mỗi ngày với bé lớn hơn sinh vào tuần thứ 33. Trong bất cứ trường hợp nào, em bé cũng nên tăng mỗi ngày khoảng 15 g cho mỗi 1kg cân nặng của mình.
Trẻ sinh non không được ra viện cho đến khi tăng cân đều đặn. Một số bệnh viện có tiêu chuẩn cân nặng nhất định cho em bé trước khi xuất viện. Nhìn chung, trẻ sinh non phải được ít nhất 2 kg trước khi sẵn sàng rời lồng ấp.
Sau mỗi lần cho bú, bé cần đi ngoài 6 - 8 lần và đi tiểu 6 - 8 lần mỗi ngày. Phân lỏng hoặc có máu hay nôn trớ thường xuyên có thể là dấu hiệu của một vấn đề nào đó cần phải được xem xét. Những hiện tượng bình thường ở trẻ sinh non, mẹ không nên lo lắng.
Nổi mụn
Trẻ sinh non thường bị nổi mụn sau khi sinh khoảng 1 tuần, đó chỉ là các mụn nhỏ li ti ở trên trán, mặt, chân tay, cằm, lưng. Mụn này được gọi là nang kê, hoặc mụn sữa, có thể bị bao bọc bởi một vùng da hơi tấy đỏ. Sau khi khóc, hoặc thời tiết nóng bức hoặc thậm chí sau khi mẹ tắm cho bé (lúc này da bé bị kích thích bởi nước ấm hay xà bông) sẽ khiến các mảng da tấy đỏ này đậm màu hơn. Nếu chỉ là mụn sữa, không phải mề đay (sưng từng mảng da kèm mụn), hoặc viêm da (da đỏ và khô, bé ngứa ngáy) thì hoàn toàn bình thường và mụn sẽ biến mất chỉ trong vài tuần nhưng cũng có thể kéo dài đến vài tháng (nhưng chỉ tối đa 3 tháng). Mẹ vẫn tắm rửa cho con bình thường.
Thở gấp
Mẹ lưu ý, bé thỉnh thoảng trong giấc ngủ sẽ có những cơn giật mình vài giây, không gây tím tái, cơn ngưng thở kéo dài 5 giây do hệ thần kinh trẻ chưa trưởng thành, còn non yếu. Triệu chứng này sẽ hết khi trẻ 3-4 tháng tuổi. Bé càng nặng ký (3,5 ký trở lên) thì càng có nhu cầu dinh dưỡng - chuyển hóa cao hơn nên trẻ nặng ký thường có tim nhanh, nhịp thở nhanh (< 60 lần/phút) hơn trẻ sinh ra với cân nặng chuẩn. Nhưng mẹ lưu ý là khi nhịp thở của con lớn hơn 60 lần/phút và mẹ sờ ngực thấy tim con đập mạnh (tim con là bình thường khi đập ít hơn 160 lần/phút) sẽ là bất thường và mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên về nhi để kiểm tra tìm nguyên nhân (thường thì bé sẽ bị viêm phổi).
Ti sưng
Nhiều mẹ lo lắng khi thấy 2 bên vú của bé sinh non to và nặn vào thấy có cục cứng, có khi còn có sữa. Thực chất là khi trẻ còn trong tháng, cả bé trai và bé gái đều bị ảnh hưởng nội tiết tố của mẹ (được tiết từ nhau thai của mẹ) nên đầu vú của bé căng phồng, khi mẹ chạm tay vào có cảm giác cứng và có khi ti bé còn tiết ra một ít sữa. Đó là hiện tượng bình thường mẹ ạ, nó có thể kéo dài khoảng 2 -3 tuần, và nếu bé vẫn bú, ngủ, lên cân thì không sao mẹ nhé, hiện tượng này sẽ tự mất đi không phải điều trị gì cả.
Thóp mềm nổi mạch máu
Thóp bé mềm là bình thường, thóp sẽ liền và mẹ không còn thấy phần mềm này nữa khi bé khoảng 1 tuổi. Thậm chí khi thóp bé nổi các mạch máu cũng chỉ là sự hoạt động bình thường của hệ tuần hoàn. Do vùng da thóp chưa hoàn toàn ổn định, còn rất mềm, và nếu bé ít tóc thì mẹ mới có thể nhìn thấy rõ các động mạch và tĩnh mạch.
Bé đi ngoài quá nhiều
Có mẹ chăm bé mới sinh tỏ ra hoảng hốt khi cứ ti xong là bé ị, mỗi ngày bé ị rất nhiều lần, phân lỏng. Đó là hiện tượng bình thường, do sữa mẹ dễ hấp thụ nên bé tiêu hóa rất nhanh, nên bé có thể ị ngay sau khi bú mẹ (khác với trẻ bú sữa ngoài ít gặp hiện tượng này hơn). Phân bé sẽ trai qua các giai đoạn phân su (có màu xanh), rồi hoa cà hoa cải (màu vàng, có cục li ti) sau đó là nhão và đặc dần cuối cùng chuyển sang phân khuôn khi bé lớn.
Hay nấc cục
Bé hay nấc sau khi bú, và có thể mẹ tìm đủ mọi cách cũng không làm giảm hiện tượng này (thường thì các cụ “mách nước” cho trẻ uống 7-9 ngụm nước là sẽ hết nấc). Thực ra việc nấc cụt ở trẻ là vô hại, sẽ mất khi trẻ lớn lên. Mẹ không cần lo lắng khi bé nấc, một hồi bé sẽ hết nấc thôi.
Hay khóc
Nếu bé khóc liên tục thâu đêm suốt sáng không rõ lý do (khóc dạ đề) thì mẹ cần tìm hiểu kỹ. Còn nếu bé hay khóc nhưng không kéo dài thì cũng bình thường thôi, có thể đói, khát, gắt ngủ, thèm bế...
Hắt xì thường xuyên
Bé thường có lỗ mũi nhỏ nên chỉ cần một tí xíu nước mũi cũng khiến bé hắt hơi. Nếu không có các triệu chứng cảm cúm khác đi kèm như chảy nước mũi đặc màu vàng xanh... thì việc bé hắt xì là hoàn toàn bình thường, mẹ không có gì phải lo lắng cả.
Như vậy, bé sinh non khi phát triển sẽ có những biểu hiện của sự phát triển trên, bố mẹ đến ý từng biểu hiện phát triển của bé để tiện chăm sóc và khỏi phải lo lắng khi gặp các biểu hiện này trên người trẻ. Trẻ sinh non rất cần đến sữa mẹ vì thế mẹ nên quan tâm đến bé phải biết được giờ giấc cho bé ti để bổ sung dinh dưỡng cho bé đúng giờ.
Xem thêm:
- Trẻ sinh non phát triển ra sao thì gọi là bình thường?
- Những lưu ý cần phải biết khi trẻ sinh non bú mẹ