Trẻ sinh mổ có thể gặp phải những vấn đề gì?

Theo nghiên cứu của tổ chức Y khoa ESPGHAN (Một tổ chức của châu Âu chuyên nghiên cứu về dinh dưỡng Nhi khoa) cho thấy trẻ sinh mổ và trẻ sinh thường có rất nhiều khác biệt, và phần thiệt thòi thiên về trẻ sinh mổ, đặc biệt về hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa.

Trẻ sinh mổ có thể gặp phải những vấn đề gì? Trẻ sinh mổ có thể gặp phải những vấn đề gì?

Hiện nay, bên cạnh những trường hợp bắt buộc phải sinh mổ do cần có can thiệp y tế để lấy bé ra, một số gia đình còn sinh mổ do muốn chọn ngày sinh, giờ sinh cho bé với mong muốn giúp bé thông minh, có cuộc sống thuận lợi hơn. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của tổ chức Y khoa ESPGHAN (Một tổ chức của châu Âu chuyên nghiên cứu về dinh dưỡng Nhi khoa) cho thấy trẻ sinh mổ và trẻ sinh thường có rất nhiều khác biệt, và phần thiệt thòi thiên về trẻ sinh mổ, đặc biệt về hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa.

1. Những vấn đề về hệ hô hấp trẻ sinh mổ có thể gặp phải

Theo bác sĩ Thu Hạnh (bác sĩ tại bệnh viện Phụ sản Trung ương), nếu sinh thường, trẻ sẽ tự biết lựa chiều phù hợp với khung xương của người mẹ, chồng các xương của mình lại để có thể di chuyển ra dễ dàng nhất. Đặc biệt, trẻ sinh thường sẽ phải ép ngực của mình lại, để nước trong phổi ra hết. Khi bé khóc tiếng đầu tiên sau khi chào đời, phổi sẽ nở lại ra.

Với trẻ sinh mổ, trẻ sẽ không chịu tác động lực co thắt của cổ tử cung để đẩy sạch nước ối trong phổi ra. Chính vì vậy, có rất nhiều trẻ sinh mổ còn tồn dịch phổi dẫn đến khò khè và tăng khả năng mắc các bệnh về đường hô hấp sau khi trẻ lớn.

vicare.vn_tre-sinh-mo-co-the-gap-phai-nhung-van-de-gi-body-1

Hệ hô hấp trẻ sinh mổ yếu hơn trẻ sinh thường

2. Những vấn đề về hệ miễn dịch trẻ sinh mổ có thể gặp phải

Trẻ sinh thường sẽ có điều kiện được tiếp xúc với lợi khuẩn trong âm đạo của mẹ, từ đó có phản xạ miễn dịch tự nhiên, khởi động hệ miễn dịch của cơ thể - đây là bước hết sức quan trọng trong sự phát triển hệ miễn dịch của trẻ.

Với trẻ sinh mổ, hiện tượng tiếp xúc với lợi khuẩn này không được diễn ra, khiến hệ miễn dịch của trẻ chậm khởi động.

Trong quá trình chuyển dạ chuẩn bị sinh, cơ thể người mẹ cũng sản sinh ra rất nhiều hormone giúp tăng sức đề kháng của trẻ. Thông thường, trẻ sinh thường chỉ mất 10 ngày để hệ miễn dịch có thể làm việc tốt trong khi trẻ sinh mổ cần đến 6 tháng.

Hệ miễn dịch yếu, khiến trẻ sinh mổ rất dễ mắc các bệnh như hen suyễn, các bệnh về đường tiêu hóa, di ứng (chàm sữa), các bệnh đường hô hấp. Theo các số liệu thống kê được, có khoảng 15% trẻ sinh mổ có nguy cơ bị dị ứng không do yếu tố di truyền (bố mẹ không mắc bệnh, trẻ mắc bệnh tự nhiên)

vicare.vn_tre-sinh-mo-co-the-gap-phai-nhung-van-de-gi-body-2

Nếu không thật sự cần thiết, không nên sinh mổ

3. Những vấn đề về hệ tiêu hóa trẻ sinh mổ có thể gặp phải

Theo số liệu của tổ chức Y khoa châu Âu, có tới 50% - 55% trẻ sơ sinh gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa và tỷ lệ này lớn hơn ở trẻ sinh mổ. Trẻ sinh thường sẽ có những lợi khuẩn được thừa hưởng từ mẹ - trong đó có lợi khuẩn đương ruột, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh như dị ứng thức ăn, nhiễm khuẩn đường ruột. Lợi khuẩn đường ruột cũng tham gia vào quá trình tổng hợp vitamin K, vitamin nhóm B cần thiết cho trẻ sơ sinh.

Trẻ sinh mổ sẽ dễ gặp các vấn đề về đường ruột, phổ biến như nôn trớ, táo bón, ợ hơi, trướng bụng, tiêu chảy, đi ngoài... Hệ tiêu hóa kém cũng ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ tại ruột non của trẻ, dẫn đến chậm lớn,c còi xương, suy dinh dưỡng... ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Với những tác động tiêu cực trên của việc sinh mổ, các bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng, chỉ sinh mổ trong trường hợp thật sự cần thiết hoặc mẹ khó sinh thường nhằm mục đích giữ tính mạng của mẹ và bé. Sinh nở là thiên chức, là bản năng của người phụ nữ, không nên vì bất cứ lý do gì phá vỡ quy luật tự nhiên này.