Trẻ nhỏ đi tướt mọc răng bao lâu thì khỏi?

Những thắc mắc đi tướt mọc răng bao lâu thì khỏi và làm sao để khắc phục tình trạng này ở trẻ luôn là câu hỏi mà nhiều bậc phụ huynh quan tâm hàng đầu. Vì vậy, để hiểu rõ hơn vấn đề này, hãy cùng HoiBenh theo dõi bài viết sau đây.

Trẻ nhỏ đi tướt mọc răng bao lâu thì khỏi? Trẻ nhỏ đi tướt mọc răng bao lâu thì khỏi?

Đối với trẻ sơ sinh thì tình trạng đi tướt rất hay gặp phải như: tướt lẫy, tướt mọc răng... Đây là vấn đề gây ra không chỉ khó chịu cho trẻ mà còn khiến các mẹ lo lắng. Và thắc mắc đi tướt mọc răng bao lâu thì khỏi và làm sao để khắc phục tình trạng này ở trẻ luôn là câu hỏi mà nhiều bậc phụ huynh quan tâm hàng đầu. Vì vậy, để hiểu rõ hơn vấn đề này, hãy cùng HoiBenh theo dõi bài viết sau đây.

Dấu hiệu và triệu chứng của trẻ đi tướt mọc răng

Việc mọc răng chính là giai đoạn đánh dấu sự phát triển của bé, vì thế đây là giai đoạn bé nào cũng phải xảy ra vì thế các bà mẹ không nên quá lo lắng. Khi trẻ bị đi tướt mọc răng thì biểu hiện giống như mắc bệnh lý về đường tiêu hóa như: đi ngoài nhiều lần, phân của bé có màu hoa cà vàng và hơi xanh, phân lỏng và bị nhầy...

Tình trạng này chỉ kéo dài khoảng 2 đến 3 ngày trước và sau khi răng nhú ra. Trẻ vẫn ăn uống và vui chơi bình thường, tuy nhiên đi kèm theo đó là các trường hợp như: sốt, đau lợi, chảy nước dãi...

Có thể phân biệt trẻ đi tướt mọc răng với nhiều cấp độ khác nhau như: phân mềm nhưng thành khuôn, phân bị nát, phong lỏng... mỗi mọt mức độ sẽ có cách điều trị khác nhau, chính vì thế nên chú ý tới phân khi bé đi ngoài trong giai đoạn này.

vicare.vn-tre-nho-di-tuot-moc-rang-bao-lau-thi-khoi

Trẻ đi tướt mọc răng có thể sẽ bị sốt, đau lợi, đi phân lỏng

Trẻ đi tướt mọc răng bao lâu thì khỏi?

Đi tướt mọc răng bao lâu thì khỏi là câu hỏi được nhiều người mong muốn có được câu trả lời, tuy nhiên trước hết bạn cần biết đi tướt ở trẻ là gì. Đi tướt chính là một vấn đề thường gặp phải, bệnh liên quan đến đường tiêu hóa của trẻ, và đây là căn bệnh mà đứa trẻ nào cũng phải trải qua tình trạng này. Với những độ tuổi khác nhau và tùy theo cơ thể của trẻ mà tình trạng đi tướt sẽ không giống nhau.

Tuy nhiên bệnh có thể xác định thông qua số lần đi ngoài của bé trong một ngày. Thông thường đối với trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ thì đi ngoài 5 đến 6 lần trong một ngày là chuyện bình thường, nếu như khi đi ngoài mẹ thấy bé phân loãng hơn và có mùi khó chịu thì hệ tiêu hóa của bé đang gặp vấn đề. Còn đối với bé bú bình thì nếu như mẹ nhận thấy bé đi ngoài nhiều lần trong vòng 1 giờ thì nên đưa bé tới cơ sở y tế để khám bệnh. Bệnh đi tướt mọc răng là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, đây là hiện tượng mà bé nào cũng phải trải qua vì thế các bà mẹ không nên quá lo lắng. Khi trẻ bị đi tướt mọc răng thì năng lượng thường dồn để đẩy răng nhú lên, vì thế sức khỏe của bé ở giai đoạn này khá yếu, hệ tiêu hóa dễ bị kích ứng và trẻ sẽ xuất hiện một số triệu chứng như: chảy dãi, trẻ nuốt nước dãi....

Đi tướt mọc răng thông thường chỉ xuất hiện vài ngày trước và sau khi bé mọc răng, thông thường là 2 ngày và khi răng nhú lên thì hiện tượng này sẽ mất đi và bé sẽ trở lại trạng thái bình thường.

vicare.vn-tre-nho-di-tuot-moc-rang-bao-lau-thi-khoi

Đi tước mọc răng sẽ khỏi sau khi răng nhú lên khoảng 2 ngày

Vậy chăm sóc bé khi bị đi tướt mọc răng như thế nào?

Tuy đây là hiện tượng khá bình thường tuy nhiên nó cũng gây ra nhiều phiền phức và khó chịu cho bé, làm cho bé bị đảo lộn lịch sinh hoạt hằng ngày... Cho nên trong giai đoạn này cần phải có cách chăm sóc bé đúng và hiệu quả. Một số lưu ý sau sẽ giúp bạn chăm sóc bé khi bị đi tướt mọc răng hiệu quả:

  • Cà rốt được xem là thực phẩm điều trị bệnh khá hiệu quả. Bạn có thể chế biến cà rốt thành nhiều món khác nhau cho bé bằng cách: hầm kỹ cà rốt, nấu nhừ thành cháo... để cho bé ăn dặm. Hoặc trong chế độ dinh dưỡng của mẹ nên bổ sung thêm cà rốt để bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho bé bú.
  • Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ sẽ là cách mà các bà mẹ tuyệt đối không được quên, đây cũng là cách tăng sức đề kháng cho bé, chống lại các vi khuẩn gây hại tấn công bé.
  • Trong trường hợp khi bé bị đi tướt quá nhiều thì nên cho bé uống nước đường hòa ít muối, và cho bé bú ít hơn bình thường.
  • Trong giai đoạn này không nên cho bé ăn các thức ăn có vị tanh như cua, cá, ốc...

vicare.vn-tre-nho-di-tuot-moc-rang-bao-lau-thi-khoi-body-3

Điều trị trẻ bị đi tướt như thế nào?

Khi bé bị đi tướt, không thể để trẻ thiếu nước. Bởi nước chiếm tới 80% trọng lượng của trẻ.

Biểu hiện gì khi bị thiếu nước? cơ thể bị thiếu nước, trẻ không hoạt động, người như buồn ngủ, rên khẽ, vẻ mặt buồn rầu, xanh tái, mắt thâm, thóp trũng xuống.

Có một cách thử dễ dàng: lấy ngón tay véo khẽ vào lớp da bụng của trẻ. Nếu cơ thể trẻ thiếu nước, lớp da nhô lên và cứ giữ vết nhăn như thế, giống như ta bấu vào một mảnh vải vậy. Ðiều này chứng tỏ cơ thể cháu Bé đã mất từ 10% nước trở lên. Nếu chỉ mất khoảng 5%, thì vết nhăn không lâu và da dễ bình thường trở lại. để xác định lượng nước cơ thể Bé đã mất, tốt nhất là cân Bé rối lấy số cân trước đây trừ đi số cân mới.

Ðể điều trị, cần làm cho cháu khỏi chứng đi tướt: cho nhịn sữa và cho uống nước đường pha ít muối, nước củ cà rốt. Tại các hiệu thuốc, có bán sẵn những gói để pha thành dung dịch đường – muối theo tỷ lệ vừa đủ. Nên cho các cháu uống ít một, làm nhiều lần. Mỗi ngày, cháu bé phải uống từ 150 g tới 200 g cho mỗi kg cân nặng của cháu. Thí dụ: cháu nặng 5 kg thì uống: 200 g x 5 = 1.000 g nước/ngày. Như vậy một cháu bé cân nặng 5 kg phải uống khoảng 3/4 lít nước trong 24 giờ. Nếu Bé bú mẹ, bé vẫn chịu bú và tǎng cân đều thì không có gì phải lo ngại. Mẹ của Bé vẫn có thể yên tâm cho con bú, nhưng chú ý về ăn uống, thuốc men của bà Mẹ.

Trường hợp bé vẫn bị đi tướt mà không chịu uống nước thì bác sĩ phải truyền nước qua đường tĩnh mạch cho cháu. Việc này chỉ thực hiện được ở bệnh viện.

Ðiều quan trọng khi săn sóc một đứa trẻ là phải nhận biết kịp thời tình trạng cơ thể của cháu bị thiếu nước để có biện pháp ứng cứu gấp. Chỉ cần để tình trạng này kéo dài một vài giờ là tính mạng của cháu bé trở nên nguy kịch ngay.

Bởi vậy, chúng ta cần hết sức chú ý tới trạng thái cơ thể, sắc mặt, cử chỉ của cháu bé khi cháu bị: đi tướt, nôn ói hoặc toát mồ hôi.

vicare.vn-tre-nho-di-tuot-moc-rang-bao-lau-thi-khoi-body-4

Bài thuốc đông y chữa chứng đi tướt cho trẻ

Trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh do cấu tạo và chức năng sinh lý cơ thể chưa hoàn thiện và ổn định, đặc biệt là hệ thần kinh và hệ tiêu hóa. Sự thích nghi với môi trường sống của trẻ còn hạn chế; sự thay đổi thời tiết như nóng, lạnh hay một tác động nào khác dễ làm cho trẻ bị đi tướt, nôn trớ khi bú mẹ hay khi ăn uống.

  • Đối với trẻ sơ sinh bị trớ hay đi tướt, dùng đinh hương 10 nụ, trần bì 4 g cho vào một chén sữa, đem đun sôi, chắt lấy nước cho trẻ uống lúc còn ấm, dùng vài ba lần cho đến khi hết bệnh.
  • Trẻ sơ sinh bị trớ hay đi tướt có thể dùng tổ tò vò nung đỏ để nguội 1 tổ, vỏ giữa cây tre sau khi đã cạo hết lớp xanh bên ngoài (tinh tre) 10 g, gừng tươi 2 lát, sắc lấy nước cho trẻ uống ngày 3-4 lần.
  • Trường hợp trẻ bị nôn trớ, sắc mặt xanh nhợt, đi tướt phân xanh, miệng nhiều nước dãi, đầu ngón tay, ngón chân bị lạnh thì dùng gừng tươi 30 g, nướng cháy sém vỏ ngoài giã nát cho vào giữa khúc mía (cam giá) rồi nướng mía lên ngọn lửa 20-30 phút, lấy ra vắt nước cho uống.

Hoặc dùng đinh hương một nụ hấp vào nồi cơm sắp cạn, lấy ra nghiền với nước sôi để ấm cho uống. Cũng có thể dùng đinh hương 3 g, bạch truật 9 g, sa nhân 5 g, tán thành bột mịn, mỗi lần cho trẻ uống 1,5 g, ngày 3 lần.

vicare.vn-tre-nho-di-tuot-moc-rang-bao-lau-thi-khoi-body-5

Cà rốt giúp trẻ giảm đi tướt rất hiệu quả

Nhiều bà mẹ băn khoăn lo lắng cho con ăn gì khi bé bị đi tướt. Chia sẻ thông tin trên mạng bà mẹ trẻ đã chia sẻ:

Khi bé sinh mới được 5 ngày tuổi có người mách mình buổi tối nên uống một ly sữa bò vừa dễ ngủ lại lợi sữa. Nhờ chồng mua sữa bò về pha cho uống, mà quên lời dặn phải luộc sữa trước khi mở và dùng nước mới sôi để pha. Tối hôm đó, bé mới bú mẹ xong thì loẹt xoẹt đi ngoài mãi, phải khoảng đến 10 lần. Mình lo lắng còn bị mẹ chồng mắng vì tội không cẩn thận.

Sau đó mẹ chồng xuống bếp, rồi mang lên bát cháo thịt bằm, cà rốt với gừng. Đến trưa chiều, thực đơn bà đẻ thường ngày ngoài thịt kho mặn, canh ngót hoặc canh đu đủ hầm chân giò còn bổ sung thêm một đĩa cà rốt bào luộc và một chén con nước luộc cà rốt. Ăn liên tục trong hai ngày, cho con bú thật không ngờ mình thấy con giảm đi tướt trông thấy.

Đến thời kỳ cho bé ăn dặm, sau 2 tháng ăn bột, mình bắt đầu nấu cháo, thấy con khó ăn sợ con ngán mình thay đổi thực đơn liên tục. Bữa sáng, bữa chiều là mỗi loại thịt rau củ khác nhau. Con dễ ăn hơn nhưng cũng số lần đi ngoài cũng gia tăng, phân thì hơi nhớt lại có mùi chua.

Nhớ món cà rốt mẹ chồng dùng từ lúc mới sinh, mình lấy cà rốt rửa thật sạch, để cả vỏ hầm chung với cháo thịt gà hoặc thịt nạc (ít thịt thôi) nấu loãng rồi cho bé ăn từng ít một thì thấy bé đi ngoài giảm hẳn phân cũng rắn hơn. Sau này tìm hiểu mình được biết bước đầu ăn dặm nên để cho con ăn thử một loại thực phẩm nhất định trong vài ngày để kiểm tra xem con có bị hợp với thức ăn đó không.

Nhờ cà rốt và kết hợp với việc điều chỉnh thức ăn bụng bé nhà mình cũng ổn hơn nhiều, không còn hiện tượng đi tướt nữa.

Ngoài cà rốt, mình còn biết có một số thực phẩm có thể dùng để giảm đi tướt hiệu quả cho bé như khoai tây, chuối nghiền, các mẹ có thể áp dụng xem.

Lưu ý khi bé bị đi tướt nhiều sẽ mất nước do vậy mẹ cần bổ sung nước cho con đúng cách ( nước luộc cà rốt chẳng hạn) và cần giữ gìn vệ sinh ăn uống cũng như sinh hoạt cho bé.

Bác sĩ tư vấn khi trẻ bị tướt

Tùy theo cơ địa của mỗi bé, khi mọc răng bé có thể bị sốt nhẹ, chảy nhiều nước bọt hoặc đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, bé bứt rứt và hay quấy khóc hơn...

Trường hợp của trẻ đi ngoài có nhiều lần nhưng tính chất phân không có biểu hiện gì nhiễm trùng, nguyên nhân có thể là do bé mọc răng nhưng cũng có thể do bé bị rối loạn tiêu hóa.

Cần tăng cường cho bé bú mẹ thêm hoặc bú bình (nếu có) để tránh mất nước, kết hợp cho bé uống thêm men vi sinh như Lactamin, Lacteol fort, Enterogermina 5ml...