Trẻ mấy tháng ăn được lòng trắng trứng gà?
Lòng trắng trứng gà là một thực phẩm bổ dưỡng cho trẻ, chứa nhiều protein quý cũng như khá sạch. Tuy nhiên, tùy từng thời kỳ phát triển của trẻ để sử dụng loại thức ăn phù hợp thì sẽ là điều tốt nhất đối với trẻ. Đối với trẻ mấy tháng ăn được lòng trắng trứng gà, ăn lượng bao nhiêu không phải bà mẹ nào cũng biết. Quý vị hãy cùng HoiBenh tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Trẻ mấy tháng ăn được lòng trắng trứng gà?
Lòng trắng trứng gà là một thực phẩm bổ dưỡng cho trẻ, chứa nhiều protein quý cũng như khá sạch. Tuy nhiên, tùy từng thời kỳ phát triển của trẻ để sử dụng loại thức ăn phù hợp thì sẽ là điều tốt nhất đối với trẻ. Đối với trẻ mấy tháng ăn được lòng trắng trứng gà, ăn lượng bao nhiêu không phải bà mẹ nào cũng biết. Quý vị hãy cùng HoiBenh tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Thành phần dinh dưỡng của lòng trắng trứng gà
Trước khi tìm hiểu trẻ mấy tháng ăn được lòng trắng trứng gà, hãy cùng xem trong lòng trắng trứng có chất dinh dưỡng gì ở đây.
- Lòng trắng trứng là một thực phẩm bổ dưỡng có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quý báu cho cơ thể.
- Theo Ths.Bs Lê Thị Hải là một chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trứng có rất nhiều đạm, giá trị sinh học cao, dễ hấp thu nếu biết cách dùng đúng.
- Lòng trắng trứng giàu chất đạm, chất béo, vitamin D, vitamin A, Phospho, Sắt, kẽm...
Trẻ mấy tháng ăn được lòng trắng trứng gà
Trẻ dưới 6 tháng tuổi:
Chúng ta không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi ăn lòng trắng trứng gà.
Trẻ từ 6 - 7 tháng tuổi:
Chỉ nên ăn nửa lòng trứng gà/bữa, có thể ăn 1 - 2 bữa/tuần thay cho thực phẩm protein khác trong chế độ ăn dặm.
Trẻ từ 8 - 12 tháng tuổi:
- Thời điểm này trẻ có thể ăn được lòng trắng trứng gà. Vì lúc này, cơ quan tiêu hóa cũng như thận làm việc đã tốt hơn. Một số Protein trước kia cơ thể bé chưa tiêu hóa được, thì hiện giờ có thể tốt hơn để tiêu hóa chúng.
- Có thể dùng nửa quả trứng gà cho 1 - 2 bữa/tuần, thay thế cho protein từ thịt, cá.
- Nên cho trẻ ăn trứng chín kỹ, không nên cho trẻ ăn trứng lòng đào, trứng sống.
- Có thể cho trẻ ăn các dạng khác như bánh gato làm từ trứng, bột mỳ...
- Nên ăn trứng dưới dạng bột trứng. Nấu chín bột trứng rồi cho trứng vào cùng với rau băm nhỏ sẵn, đánh trứng và rau đều với bột. Nấu chín trên bếp, không nên nấu quá kỹ, chín tới là tốt.
Trẻ từ 1 - 3 tuổi:
- Có thể cho trẻ ăn 1 - 2 bữa/tuần, mỗi lần chỉ nên cho trẻ ăn 1 quả. Ăn trứng nhiều sẽ gây một số rối loạn chuyển hóa, béo phì, thừa chất vì thế không nên ăn nhiều.
- Trẻ có thể ăn trứng lòng đào tươi, nhưng đảm bảo trứng đó là trứng sạch, rửa sạch đảm bảo vệ sinh. Tuy nhiên, không khuyến khích cho trẻ ăn trứng lòng đào, trứng sống. Điều này sẽ không tốt cho tiêu hóa của trẻ.
- Có thể chế biến trứng thành món cháo trứng, trứng luộc chín, trứng rán đúc thịt, trứng sốt cà chua...
Một số vấn đề có thể xảy ra khi trẻ nhỏ ăn lòng trắng trứng gà sớm
- Các mẹ cho con ăn thêm khi trẻ được 4 tháng tuổi, không nên cho trẻ ăn lòng trắng trứng vào thời điểm này. Hệ tiêu hóa của trẻ còn chưa hoàn chỉnh, ổn định. Vì thế các mẹ nên lưu ý không bổ sung trứng vào thực phẩm ăn thêm của con. Tuy nhiên, thời điểm này con bú sữa mẹ là hoàn toàn đủ chất dinh dưỡng thiết yếu rồi, bố mẹ không cần cho con ăn dặm thêm vào thời điểm con 4 tháng.
- Vì lòng trắng trứng chứa nhiều Protein, nên một số loại Protein trong trứng gà trẻ nhỏ chưa hấp thu được, nên có thể dị ứng, nổi mày đay, bị chàm và một số bệnh khác.
- Trong quá trình di chuyển trứng, có thể có những trứng va đập vào nhau bị vỡ màng ngoài một cách kín kẽ, không để ý thì có thể không nhận ra. Lúc này trứng có thể bị một số loại vi sinh vật xâm nhập, không tốt cho trẻ.
- Trứng gà tươi, khi bảo quản lâu có thể làm mất đi chất dinh dưỡng hoặc biến chất. Vì thế không nên sử dụng cho trẻ nhỏ khi trứng đã bảo quản lâu.
- Trứng khi chưa luộc kỹ, có thể nhiễm vi khuẩn salmonella, gây bệnh đường tiêu hóa cho trẻ, khiến trẻ bị tiêu chảy, rất nguy hiểm cho trẻ nhỏ.
- Hàm lượng chất béo trong trứng cao, có thể làm bé đầy bụng, khó tiêu, gây rối loạn tiêu hóa...
- Trong lòng trắng trứng sống, có một số chất chống lại sự hấp thu chất dinh dưỡng trong cơ thể.
Nên cho trẻ ăn trứng như thế nào mới tốt
- Không khuyến khích cho trẻ ăn trứng lòng đào, trứng sống. Nên cho trẻ ăn trứng đã nấu chín
- Không cho trẻ ăn trứng đã bảo quản lâu
- Nên rửa trứng sạch trước khi luộc cho trẻ ăn
- Nếu trẻ dễ bị dị ứng, cơ địa dễ mụn nhọt, chốc lở, chàm... thì nên cho thời gian bé ăn trứng lùi xuống, có thể sau 1 tuổi, và ăn ít rồi mới tăng dần
- Không nên cho đường vào trứng để chế biến, khiến Protein kết hợp acid amonic, tạo thành chất khó hấp thu, có thể khiến trẻ ợ chua, khó tiêu, đầy bụng, khó chịu
- Không nên cho trẻ uống sữa đậu nành và ăn trứng, khiến trẻ đầy bụng, khó tiêu
- Không nên luộc trứng ngay khi vừa đưa ra từ tủ lạnh. Nên luộc trứng bằng nước lạnh, trong 10 phút hoặc lấy đũa gắp được trứng là trứng đã chín. Cũng không nên luộc quá to lửa, tránh vỡ trứng
- Trứng gà công nghiệp, nuôi bằng thức ăn hữu cơ, có thể không nhiều chất dinh dưỡng bằng trứng gà nuôi ta, nuôi ăn rau cỏ bình thường.
- Trứng gà omega 3, gà được nuôi hạt cây lanh, nên trứng sẽ có nhiều omega 3, tốt hơn cho trẻ
- Bé dưới 1 tuổi, không nên cho trẻ ăn nhiều lòng trắng trứng, có thể khiến trẻ dễ dị ứng
- Không nên cho trẻ ăn trứng khi trẻ đang bị sốt, ốm, trẻ mới ốm dậy. Bởi vì trong trứng có chứa anbumin và ovoglobumin, là protein được cơ thể hấp thu tốt, sinh nhiệt. Nên có thể khiến bé sốt hơn. Ngoài ra, trường hợp bé mới ốm dậy, cơ thể bé đang yếu. Trong trứng, nếu rửa không kỹ hoặc bề mặt vỏ bị nứt rạn mà các mẹ không biết. Nứt rạn vỏ, có thể khiến vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào, gây tiêu chảy, bệnh nặng hơn. Vì thế mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn trứng vào thời điểm này.
- Bé đang bị tiêu chảy thì mẹ không nên cho ăn trứng. Vì như giải thích ở trên, vi khuẩn salmonella có thể tấn công trẻ khi trẻ ăn trứng chưa chín, trứng rửa không sạch, có thể khiến trẻ tiêu chảy nặng hơn.
- Bé có tiền sử về bệnh tim mạch, có bị tiểu đường, thừa cân béo phì. Cholesterol trong trứng, lòng đỏ trứng không tốt cho những trẻ đang có vấn đề về tim mạch, thừa cân, béo phì, tiểu đường... mẹ không nên cho trẻ ăn trứng quá nhiều, điều này thực sự không tốt chút nào. Những trẻ đang ở ngưỡng thừa cân, béo phì, bạn nên tiết chế lại, cho trẻ ăn trứng ít đi.
Trứng gà là nguồn dinh dưỡng bổ dưỡng cho trẻ, khá lành và cũng rất gần gũi, phổ biến với nhiều gia đình. Hy vọng bài viết trên đã giúp các mẹ tìm hiểu kỹ được vấn đề trẻ mấy tháng ăn được lòng trắng trứng gà, ăn trứng gà như thế nào là tốt cho trẻ. Chúc gia đình mẹ và bé luôn khỏe mạnh, bé mau ăn chóng lớn. Quý vị cùng đừng quên đồng hành cùng HoiBenh ở những bài viết tiếp theo, để biết thêm nhiều thông tin bổ ích.
Xem thêm:
- Trẻ mấy tháng tuổi được ăn dặm cá hồi?
- Trẻ mấy tháng ăn được kê gà?
- Tác dụng lòng trắng trứng gà bạn nên biết