Trẻ mắc bệnh sởi có bị ngứa không?

“Trẻ mắc bệnh sởi có bị ngứa không?” là câu hỏi chung của nhiều người khi thấy con mình có biểu hiện của bệnh sởi. Sởi là căn bệnh thường xảy ra vào đầu mùa xuân và có mức độ lây lan khá nhanh dễ tạo thành dịch. Hãy cùng HoiBenh đi tìm hiểu về căn bệnh này, cũng như giải đáp thắc mắc trên của các ông bố bà mẹ qua bài viết sau đây.

Trẻ mắc bệnh sởi có bị ngứa không? Trẻ mắc bệnh sởi có bị ngứa không?

Trẻ mắc bệnh sởi có bị ngứa không?” là câu hỏi chung của nhiều người khi thấy con mình có biểu hiện của bệnh sởi. Sởi là căn bệnh thường xảy ra vào đầu mùa xuân và có mức độ lây lan khá nhanh dễ tạo thành dịch. Hãy cùng HoiBenh đi tìm hiểu về căn bệnh này, cũng như giải đáp thắc mắc trên của các ông bố, bà mẹ qua bài viết sau đây.

Bệnh sởi và những điều cần biết

Bệnh sởi là do virus cấp tính loại virus ARN, thuộc chi Morbilivirus, nằm trong họ Paramyxoviridae gây nên với biểu hiện đặc trưng ở là phát ban dạng sởi toàn cơ thể.

Bệnh sởi ở giai đoạn đầu thường không có bất cứ triệu chứng nào điển hình, vì vậy mà mọi người có thể dễ dàng hiểu nhầm bệnh với sốt phát ban hay bệnh rubella. Đây cũng là một phần khiến cho bệnh trở nên khó kiểm soát và dễ lây lan thành dịch, chủ yếu là 2 con đường gồm:

Lây qua đường hô hấp

Tiếp xúc với dịch tiết, dịch mũi, nước bọt. Đặc biệt trong giai đoạn đầu, khi bệnh nhân có dấu hiệu cảm, ho, sốt... là giai đoạn người bệnh dễ lây truyền cho cộng đồng nhất.

Lây qua vật trung gian

Là khi người bình thường tiếp xúc với người bị bệnh thông qua dùng chung đồ vật như khăn tắm, bàn chải, điện thoại, tay cầm cửa... có chứa dịch của người bệnh sởi.

vicare.vn-tre-mac-benh-soi-co-bi-ngua-khong-body-1

Những người đã từng bị mắc bệnh sởi hoặc đã được tiêm vắc-xin để phòng bệnh sởi thông thường sẽ có miễn dịch cả đời và không bị lây nhiễm từ người mang bệnh. Tuy nhiên, đối với những người chưa có kháng thể virus sởi trong máu hoặc hệ miễn dịch quá yếu thì khả năng lây nhiễm vẫn rất cao.

Trẻ nhỏ sau khi sinh khoảng 6 tháng đầu, trong máu có thể tồn tại kháng thể từ cơ thể mẹ nhưng sau 6 tháng thì lượng kháng thể này sinh ra không đủ, vì vậy mà khi trẻ nhỏ đã lớn hơn 6 tháng tuổi thì cần được tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi.

Triệu chứng của bệnh sởi ở trẻ nhỏ

Nhiều ông bố, bà mẹ rất hay thắc mắc rằng “Trẻ mắc bệnh sởi có bị ngứa không?” hay còn có biểu hiện gì khác. Trên thực tế, triệu chứng ngứa có thể là dấu hiệu của một số bệnh. Vậy chúng ta hãy cùng xem một số dấu hiệu của bệnh sởi ở trẻ nhỏ mà các ông bố bà mẹ nên ghi nhớ:

  • Khi mắc bệnh sởi, dù là trẻ em hay người lớn thì đều sẽ có thời gian ủ bệnh từ 10 đến 12 ngày. Sau đó bệnh mới bắt đầu có biểu hiện.
  • Mắt đỏ là một trong những dấu hiệu đặc trưng của bệnh sởi. Trẻ em thường sẽ bị viêm võng mạc khi mắc bệnh sởi, đồng thời khả năng thích ứng với ánh sáng bị giảm đi.
  • Trẻ mắc bệnh sởi thường sẽ bị sốt nhẹ có đi kèm biểu hiện ho khan, ho kéo dài không dứt và chảy nước mũi.
  • Xuất hiện các nốt sần màu xanh – trắng ở bên trong miệng.
  • Trẻ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Và khi bệnh đã bắt đầu phát triển thì biểu hiện đặc trưng nhất sẽ xảy đến, đó là phát ban dạng sởi. Những mảng ban to và nổi cộm sẽ xuất hiện ở vùng trán, mặt, đùi... và lan dần xuống phía dưới cơ thể của trẻ.

Những dấu hiệu trên là những dấu hiệu thông thường nhất có thể thấy ở bệnh sởi. Tuy nhiên, có điều mà mọi gia đình cần phải lưu tâm đó là bệnh sởi có gây phát ban nhưng các nốt ban thường không có mủ, không đau, không gây ngứa.

vicare.vn-tre-mac-benh-soi-co-bi-ngua-khong-body-2

Biến chứng và cách điều trị bệnh sởi ở trẻ nhỏ

Bệnh sởi gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm nên các bậc phụ huynh không được lơ là trong việc quan tâm và chăm sóc đến con em mình. Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi có thể được kể đến như sau:

  • Biến chứng đường hô hấp: Viêm thanh quản, Viêm phế quản, Viêm phế quản – phổi
  • Biến chứng thần kinh: Viêm não – màng não – tủy cấp, Viêm màng não, Viêm não chất trắng bán cấp xơ hóa (Van bogaert)
  • Biến chứng đường tiêu hóa
  • Viêm niêm mạc miệng
  • Cam mã tấu (noma)
  • Viêm ruột
  • Biến chứng tai – mũi – họng: Viêm mũi họng bội nhiễm, Viêm tai – viêm tai xương chũm.
  • Biến chứng do suy giảm miễn dịch: Dễ mắc thêm các bệnh khác như lao, bạch hầu, ho gà...
Với những biến chứng kể trên, việc chuẩn bị những kiến thức về bệnh sởi là cách tốt nhất để cho các bậc cha mẹ giúp con em mình có khả năng phòng tránh và miễn dịch bệnh sởi. Sau đây là những điều cần làm:
  • Đưa bé đi tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi khi bé đã đạt được độ tuổi cần thiết (từ 6 tháng – 1 năm tuổi). Tiêm đầy đủ 2 mũi cho bé theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Khi bé chưa tới tuổi được tiêm phòng vắc-xin, mẹ cần cho bé sử dụng sữa mẹ càng nhiều càng tốt vì bản chất trong sữa mẹ có khá nhiều kháng thể có thể chống lại bệnh sởi.
  • Vệ sinh sạch sẽ thường xuyên cho bé và nhất là vệ sinh răng miệng.
  • Giữ môi trường sống cho bé thật sạch sẽ, thoáng khí để giữ an toàn cho đường hô hấp. Đồng thời tránh cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh sởi.

vicare.vn-tre-mac-benh-soi-co-bi-ngua-khong-body-3

  • Chế độ ăn có nhiều rau, củ, quả và tăng cường bổ sung vitamin để tăng sức đề kháng cho trẻ.
  • Khi trẻ có những biểu hiện đã mắc bệnh sởi, gia đình cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để chuẩn đoán và điều trị. Nhiều trường hợp bé bị quá nặng thì gia đình mới đưa đi bệnh viện thì có thể dẫn tới tử vong.

Qua những chia sẻ trên, thắc mắc “Trẻ mắc bệnh sởi có bị ngứa không?” đã được giải đáp một cách rất chi tiết. Dù trẻ có bị phát ban sởi thì cũng không ngứa, không đau. Tuy nhiên, như đã nói, để tránh những biến chứng xấu xảy ra, gia đình cần quan tâm và chú ý đến bé để đảm bảo an toàn cho bé. Chúc bé và gia đình luôn mạnh khỏe!