Trẻ kêu choáng váng đầu óc: nguyên nhân do đâu?

Choáng váng đầu óc là hiện tượng xảy ra thường xuyên không chỉ ở người lớn mà cả ở trẻ em. Nhiều cha mẹ chủ quan cho rằng đó chỉ là hiện tượng thoáng qua, không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên nhức đầu, choáng váng còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý tiềm ẩn. Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Trẻ kêu choáng váng đầu óc: nguyên nhân do đâu? Trẻ kêu choáng váng đầu óc: nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân của hiện tượng choáng váng đầu óc ở trẻ

Mất nước hay thay đổi thời tiết là những lý do phổ biến khiến trẻ bị choáng váng đầu óc. Tuy nhiên vẫn còn những tác nhân khác mà bạn không ngờ tới.

Mất nước

Choáng váng đầu óc, xây xẩm là những biểu hiện thường gặp khi cơ thể bị mất nước. Trẻ chạy nhảy, hoạt động nhiều nhất là vào mùa hè khiến cơ thể mất nước do tiết nhiều mồ hôi, nắng nóng, nhiệt độ cao cũng gây ảnh hưởng lên hệ thần kinh. Nếu trẻ cảm thấy mệt mỏi, choáng váng vì mất nước do nhiệt, hãy cho trẻ nằm nghỉ ngơi và nhanh chóng bổ sung đủ nước. Ngoài ra, mất nước còn có thể do các nguyên nhân khác như: trẻ bị tiêu chảy, ngộ độc, nôn mửa...

vicare.vn-tre-keu-choang-vang-dau-oc-nguyen-nhan-do-dau-body-1

Đứng dậy đột ngột

Việc thay đổi tư thế quá nhanh như đột ngột đứng dậy khi đang nằm hoặc ngồi khiến máu không kịp lên não gây thiếu máu cục bộ, dẫn đến tình trạng hoa mắt choáng váng đầu óc trong vài giây. Đây là hiện tượng không quá nghiêm trọng, tuy nhiên nếu thường xuyên xảy ra hoặc chóng mặt kéo dài trong vài phút thì bố mẹ lưu ý để đưa trẻ đi khám sức khỏe.

Chấn thương đầu

Khi trẻ gặp phải tai nạn hoặc chấn thương liên quan đến vùng đầu thì rất có thể sẽ gây ra hiện tượng đau đầu, choáng váng. Cơn đau có thể xuất hiện ngay khi xảy ra chấn thương hoặc một thời gian dài sau đó. Nếu trẻ kêu nhức đầu, chóng mặt bố mẹ nên tìm hiểu xem trẻ có từng bị ngã hay va chạm không.

Yếu tố môi trường

Thời tiết thay đổi thất thường, trẻ không mang mũ, nón khi đi ngoài trời nắng hay không giữ ấm khi trời lạnh đều là những nguyên nhân có thể gây ra tình trạng choáng váng đầu óc ở trẻ.

Rối loạn nhịp tim

Tim đập quá nhanh hay quá chậm đều ảnh hưởng không tốt đến việc vận chuyển máu lên não. Những triệu chứng thường gặp trong rối loạn nhịp tim là người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, choáng váng, xây xẩm mặt mày, khó thở thậm chí ngất xỉu do não không đủ máu và oxy. Nếu thấy trẻ có những dấu hiệu kể trên các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám cụ thể.

vicare.vn-tre-keu-choang-vang-dau-oc-nguyen-nhan-do-dau-body-2

Ảnh hưởng của thuốc

Việc sử dụng các thuốc giảm đau, an thần cũng là nguyên nhân khiến trẻ có cảm giác choáng váng, chóng mặt. Một số thuốc có tác dụng phụ trên não, làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp. Bố mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc cũng như tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cho trẻ.

Nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân kể trên, trẻ còn có thể bị đau đầu, chóng mặt do say tàu xe hoặc yếu tố tâm lý như quá lo lắng, căng thẳng, chịu nhiều áp lực từ gia đình, thầy cô, bạn bè,...

Hạn chế tình trạng choáng váng đầu óc cho trẻ như thế nào?

  • Hoa mắt, chóng mặt có thể khiến trẻ bị té ngã, vì vậy cần cho trẻ dừng các hoạt động và nghỉ ngơi ngay lập tức.
  • Việc phòng và điều trị phụ thuộc vào từng bệnh lý cụ thể. Tuy nhiên, việc duy trì lối sống khoẻ mạnh góp phần đẩy lùi các triệu chứng. Cần đảm bảo cho trẻ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là những thực phẩm bổ máu, giàu vitamin giúp cho quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể được tốt hơn. Uống đủ lượng nước mỗi ngày, ngủ đủ giấc và thường xuyên tập luyện thể dục.
  • Giảm bớt những gánh nặng tâm lý bằng cách thường xuyên trò chuyện, tâm sự cùng trẻ để tìm hiểu những vấn đề tâm lý trẻ đang gặp phải, giảm bớt áp lực học tập cho trẻ.

Choáng váng đầu óc đôi khi chỉ là những dấu hiệu thoáng qua nhưng đó cũng có thể là sự báo hiệu cho những bệnh lý tiềm ẩn khác. Vì vậy nếu trẻ có bất kỳ biểu hiện bất thường nào thì bố mẹ không nên chủ quan mà hãy nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời.

Xem thêm:

  • Trẻ bị đau đầu sau gáy có nguy hiểm không?
  • Trẻ bị đau đầu - Những điều bạn cần biết
  • Nguyên nhân gây bệnh nhức đầu ở trẻ em