Trẻ ho về đêm: Ba mẹ chớ nên coi thường!

Triệu chứng ho về đêm ở trẻ nhỏ từ 1- 2 tuổi, thậm chí là 5-6 tuổi có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm. Ba mẹ cần hết sức lưu ý, theo dõi tình hình của trẻ để có những cách xử lý đúng đắn và kịp thời.

Trẻ ho về đêm: Ba mẹ chớ nên coi thường! Trẻ ho về đêm: Ba mẹ chớ nên coi thường!

Triệu chứng ho về đêm ở trẻ nhỏ từ 1- 2 tuổi, thậm chí là 5-6 tuổi có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm. Ba mẹ cần hết sức lưu ý, theo dõi tình hình của trẻ để có những cách xử lý đúng đắn và kịp thời.

1. Nguyên nhân của bệnh ho nhiều về đêm ở trẻ nhỏ

Đa số trẻ nhỏ không ho nhiều vào ban ngày, bởi đây là thời điểm bé đang ở tư thế vận động, các chất nhầy được tiết ra một cách dễ dàng. Tuy nhiên, vào ban đêm, khi bé ở tư thế nằm ngủ, các chất này ứ đọng trong cổ gây kích thích ho. Cũng có thể, vào ban đêm, đường thở của bé trở nên nhạy cảm hơn, dễ kích ứng khiến bé ho liên tục.

Ho về đêm ở trẻ có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Cảm lạnh cũng có thể khiến trẻ ho nhiều về đêm, hay bị viêm xoang nên có đờm. Đờm từ mũi xoang chảy xuống cổ họng, kích thích gây kho khi ngủ ở trẻ. Những trẻ mắc bệnh hen cũng hay ho nhiều về đêm, do đường thở có khuynh hướng nhạy cảm, dễ bị kích ứng khi đêm xuống.

Một số bé thường bị ho về đêm hay lúc ngủ trưa, sặc từng cơn dẫn đến nôn trớ. Đây là triệu chứng của trào ngược dạ dày. Khi trẻ mắc chứng trào ngược dạ dày, van dạ dày không tốt, thức ăn và dịch tiết dạ dày trào ngược lên đường hô hấp, dễ gây viêm đường hô hấp. Lý giải hiện tượng trên, bác sĩ giải thích rằng: Do các bé thường hay ăn sát giờ ngủ, thức ăn không kịp, cùng với đó là lượng dịch vị tiết ra nhiều hơn trong khi ngủ, gây nên ứ, trướng dạ dày. Nếu trẻ ăn đêm liên tục và kéo dài, các cơ của bé trở nên suy yếu, không khép kín được miệng trên của dạ dày, làm dịch dạ dày trào ngược lên cổ họng, kích thích ho, sặc từng cơn.

Ho về đêm còn là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm ở trẻ nhỏ. Đa phần là các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm phế quản, hen suyễn, viêm tai giữa. viêm xoang....

Viêm xoang chính là nguyên nhân phổ biến, thường gây nên ho về đêm kéo dài ở trẻ. Ho nhiều còn kèm theo đau bụng, bởi khi ho, các cơ ở bụng co lại, đẩy cơ hoành lên, tống đờm ra khỏi cổ.

Ho nhiều về đêm có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh hen suyễn. khi trẻ bị mắc bệnh hen suyễn, đường hô hấp bị thu hẹp và sưng, làm trẻ ho khan, khò khè và khó thở. Cha mẹ nên chú ý phân biệt ho do hen suyễn và ho do viêm phế quản. Khi nghi ngờ bị hen, cha mẹ nên đưa này trẻ đến bệnh viện để có biện pháp điều trị phù hợp, tránh tái phát.

2. Phương pháp điều trị ho về đêm cho trẻ

Ho về đêm có thể khiến bé trở nên mệt mỏi, nghẹt thở, khó chịu, không ngủ được và quấy khóc.. Dưới đây là một số phương pháp xử lý:

- Khi thấy trẻ ho về đêm, đa số cha mẹ thường áp dụng một số bài thuốc dân gian như hấp mật ong với quất, mật ong với lá húng chanh, lánh hẹ... để cho trẻ uống ngày 3-4 lần. Đây là những cách điều trị ho hiệu quả và lành tính. Bên cạnh đó, cha mẹ cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ mũi họng cho bé.

Mật ong + chanh/ quất là phương pháp điều trị ho hiệu quả.

- Hạn chế cho con ăn sát giờ ngủ là một trong những lưu ý quan trọng. Nên cho bé ăn uống trước khi đi ngủ 1 giờ. Hải sản như tôm, cua, ghẹ... là những thực phẩm kích thích ho nhiều hơn, cần hạn chế cho trẻ sử dụng. Trước khi đi ngủ, cha mẹ mê cho bé uống 1 thìa mật ong để hạn chế ho và tốt cho sức khỏe, lưu ý, không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.

- Khi bé ngủ, cần kê cao gối, sao cho đầu và vai cao hơn thân để ngăn đờm hay nước mũi ú lại ở cổ họng. Giữ ấm cho trẻ, không để hở bụng hay tay chân. Tránh cho trẻ tiếp xúc với khói bụi từ xe cộ, thuốc lá. Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống.

- Đối với những trường hợp ho về đêm do bệnh lý, cha mẹ nên điều trị bằng thuốc để triệu chứng ho chấm dứt nhanh, tránh tình trạng ho kéo dài gây mệt mỏi cho bé.

- Không nên lạm dụng thuốc kháng sinh cho bé. Cần tăng cường hệ miễn dịch cho bé để giúp bé phục hồi nhanh hơn cũng như phòng chống bệnh lý khác. Cần bổ sung dinh dưỡng cân đối và hợp lý, khuyến khích trẻ vận động.

- Nếu trẻ bị ho liên tục kèm theo triệu chứng nôn, cha mẹ nên chia nhỏ bữa ăn để giúp bé dễ hấp thụ hơn.

Ho về đêm ở trẻ có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Tùy theo tần suất, thời gian kéo dài và đặc điểm cơ ho, cha mẹ nên theo dõi và biện pháp xử lý kịp thời, trong trường hợp bệnh nặng, cần đưa trẻ đến khám bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp nhất.
>>> Xem thêm: Phải làm sao khi trẻ sơ sinh ho khan về đêm?