Trẻ em bụng to như trống có sao không?

Trẻ em bụng to có nguy hiểm không, nguyên nhân gây ra là gì, những biện pháp điều trị nào tốt cho trẻ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc.

Trẻ em bụng to như trống có sao không? Trẻ em bụng to như trống có sao không?

Có rất nhiều mẹ rất lo lắng về chiếc bụng trống của trẻ. So với cơ thể, bé không béo phì thế nhưng bụng lại rất to lúc nào cũng căng cứng khiến các mẹ vô cùng lo lắng không biết có bị bệnh gì không. Bài viết dưới đây sẽ đi tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp cho trẻ em bụng to để cho các mẹ yên tâm hơn nhé.

1. Nguyên nhân gây trẻ em bụng to

  • Táo bón: bé bị táo bón nhiều ngày và thường xuyên do vậy gây ứ hơi trong đại tràng khiến bụng bé to lên. Nguyên nhân gây táo bón có rất nhiều, có thể do chế độ ăn uống như thiếu chất xơ, hoặc có thể bộ phận tiêu hóa của bé có vấn đề khiến tình trạng táo bón diễn ra thường xuyên.
  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: bé trong giai đoạn chuyển ăn sữa mẹ, sữa công thức sang ăn dặm, ăn bột hoặc bắt đầu ăn cơm sẽ có sự thay đổi do glycoprotein làm ứ hơi nhiều trong ruột, gây bụng trướng lên, làm cho trẻ khó chịu. Ngoài ra thì các chất như sorbitol, đường fructose trong một số thực phẩm cũng gây đầy hơi.
  • Bệnh về đường ruột: Có thể bé bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột hoặc một số hội chứng trong dạ dày gây bụng căng trướng lên bất thường. Nếu bé bụng to một thời gian dài thì rất có thể nhu động ruột bé có vấn đề. Nhiều trường hợp bé bị hội chứng không dung nạp đường lactose và tinh bột cũng sẽ gây ra tình trạng bụng căng cứng và to ra. Với những trẻ em một thời gian dài chưa tẩy giun thì đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến bụng căng cứng và to ra.

trẻ em bụng to

2. Giải pháp cho bụng trống

  • Giúp bé xì hơi: Trong đại tràng của trẻ bị ứ quá nhiều hơi do vậy bạn cần có biện pháp để cho hơi đi ra ngoài, như vậy bụng bé sẽ thấy dễ chịu hơn. Có một số động tác giúp trẻ xì hơi dễ dàng hơn như đặt bé nằm ngửa và cho bé cử động chân giống như đang đạp xe đạp.
  • Mát xa bụng: biện pháp mát xa bụng cho trẻ khá hiệu quả, cách làm cũng đơn giản, bạn chỉ cần dùng các ngón tay xoay tròn theo chiều kim đồng hồ từ vùng rốn ra ngoài bụng. Lưu ý bạn không nên mát xa bụng bé khi bé vừa ăn xong như vậy sẽ khiến bé dễ bị trớ hơn.
  • Bổ sung men vi sinh: Mẹ bé có thể cho bé uống men vi sinh để hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn.
  • Tẩy giun định kỳ: Với những trẻ trên 2 tuổi thì bố mẹ nên tẩy giun cho trẻ định kỳ 2 lần một năm để đảm bảo hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt.
  • Đi khám bác sĩ: bố mẹ cần theo dõi chế độ dinh dưỡng của trẻ có hợp lý không, cần hỏi ý kiến chuyên gia để có được lời khuyên tốt nhất. Theo dõi tần suất đi đại tiện, xì hơi của trẻ có thường xuyên không, nếu thấy bé có dấu hiệu đau bụng kèm táo bón nhiều ngày, hoặc tiêu chảy, phân có máu thì bạn cần cho trẻ đi khám bác sĩ ngay lập tức bởi những triệu chứng trên cho thấy bé gặp vấn đề về đường tiêu hóa.

trẻ em bụng to

Trên đây là một số nguyên nhân cũng như giải pháp cho trẻ bị bụng trướng và căng cứng. Hy vọng các mẹ đã có thêm kiến thức để chăm sóc trẻ tốt hơn!