Trẻ em bị viêm tai giữa kiêng ăn gì?

Bệnh viêm tai giữa là bệnh rất phổ biến ở trẻ nhỏ do trẻ em có hệ miễn dịch kém và cấu trúc tai chưa phát triển. Phần lớn chứng viêm tai giữa ở trẻ em là thể nhẹ. Cha mẹ chỉ cần chú ý chăm sóc và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt, chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến tốc độ hồi phục của trẻ. Cha mẹ cần chú ý tránh một số thực phẩm có thể khiến bệnh kéo dài hơn.

Trẻ em bị viêm tai giữa kiêng ăn gì? Trẻ em bị viêm tai giữa kiêng ăn gì?

Bài viết này giúp cha mẹ trả lời câu hỏi: Trẻ em bị viêm tai giữa kiêng ăn gì?

Bệnh viêm tai giữa là gì?

Bệnh viêm tai giữa là bệnh nhiễm trùng ở khu vực tai giữa, thường do vi khuẩn gây ra. Bệnh viêm tai giữa rất hay xảy ra ở trẻ em do ba nguyên nhân chủ yếu sau:

  • Trẻ em có sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa phát triển. Do vậy, các em dễ mắc các bệnh viêm nhiễm. Những trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ thường có hệ miễn dịch kém hơn và dễ viêm tai giữa hơn.
  • Cấu trúc tai của trẻ em chưa phát triển hoàn thiện. Phần ống nhĩ thông từ tai xuống họng giúp làm sạch các chất ở tai giữa. Phần này ở trẻ em ngắn hơn ở người lớn và nằm ngang, nên chất bẩn có thể chảy ngược về tai, dễ bị tắc, dẫn đến chất bẩn ứ đọng và viêm tai giữa.
  • Viêm tai giữa cũng hay xảy ra sau khi trẻ bị viêm đường hô hấp, viêm amidan,..., vi khuẩn theo đường vòi nhĩ lan đến tai. Các trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu, nên rất hay bị viêm đường hô hấp, rồi dẫn đến viêm tai giữa.
HoiBenh.vn-tre-em-bi-viem-tai-giua-kieng-an-gi-body-2
Trẻ em hay bị viêm tai giữa hơn do vòi nhĩ ngắn, dễ bị tắc, gây ứ đọng chất bẩn.

Trẻ em bị viêm tai giữa thường có các triệu chứng như quấy khóc, chán ăn, sốt cao, đau tai, đau đầu hoặc nghe không rõ. Nếu các bé chưa biết nói, cha mẹ có thể để ý thấy các bé hay lấy tay vò vào tai hoặc bứt tai. Ngoài ra, các bé khi bị viêm tai giữa sẽ chảy mủ hoặc nước ở tai.

Trẻ em bị viêm tai giữa kiêng ăn gì?

Phần lớn các trường hợp viêm tai giữa là nhẹ, bố mẹ có thể chăm sóc tại nhà. Vậy nên bố mẹ cần lưu ý kiêng cho trẻ ăn một số loại thực phẩm sau để tránh cho bệnh nặng hơn:

  • Đồ ngọt: Việc ăn đồ ăn chứa nhiều đường sẽ kéo dài thời gian lành bệnh do đường trong cơ thể làm suy giảm hoạt động của các tế bào bạch cầu. Điều này dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch, khiến cho các chứng viêm nhiễm lâu khỏi hơn. Vì vậy, cha mẹ cần tránh cho trẻ ăn bánh kẹo, uống nước ngọt, ... trong khoảng thời gian bị viêm tai giữa.
  • Đồ ăn cứng: Trẻ bị viêm tai giữa sẽ rất đau tai. Nếu phải nhai đồ ăn cứng hoặc dai, xương hàm phải hoạt động nhiều, trẻ sẽ càng bị đau. Vùng tai giữa cũng có thể bị ảnh hưởng do hoạt động của xương hàm dẫn đến khó lành bệnh.
HoiBenh.vn-tre-em-bi-viem-tai-giua-kieng-an-gi-body-3
Không nên ăn đồ ăn chưa nhiều đường như bánh, kẹo
  • Đồ ăn làm tăng độ viêm: Các ông bà ta luôn tránh ăn các đồ ăn như đồ nếp, hải sản, vì những thực phẩm này khiến cho việc viêm nhiễm, mưng mủ càng nặng thêm. Vì thế, khi trẻ đang bị viêm tai giữa thì tuyệt đối không nên cho ăn những đồ ăn này, để bệnh không nặng thêm.
  • Đồ ăn chứa nhiều chất béo: Các đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ nói chung là không tốt cho sức khỏe. Trong trường hợp bị viêm tai giữa, đồ ăn có nhiều dầu mỡ làm giảm tốc độ hồi phục của trẻ. Cha mẹ cần tránh nếu không muốn bệnh kéo dài.
  • Đồ ăn dễ gây dị ứng: Nhiều trẻ nhỏ bị dị ứng một số loại đồ ăn như sữa, thực phẩm làm từ bột mì, trứng. Một nghiên cứu cho rằng trẻ bị dị ứng thực phẩm sẽ có khả năng viêm tai giữa cao. Bố mẹ nên quan sát và ngưng những thực phẩm gây dị ứng cho trẻ để giảm tình trạng viêm tai giữa tái phát.
HoiBenh.vn-tre-em-bi-viem-tai-giua-kieng-an-gi-body-4
Không nên ăn đồ ăn làm tăng độ viêm

Chăm sóc cho trẻ bị bệnh viêm tai giữa như thế nào?

Bệnh viêm tai giữa nếu nhẹ có thể khỏi mà không để lại di chứng. Cha mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ để bác sĩ quyết định dùng thuốc kháng sinh phù hợp. Một số điều cha mẹ có thể làm tại nhà để chăm sóc trẻ khi trẻ bị viêm tai giữa:

  • Chườm khăn ấm hoặc khăn lạnh vào tai để trẻ bớt đau.
  • Đặt một tờ khăn giấy sạch lên gối, nằm nghiêng phía bên tai bị viêm, dần dần mủ tai sẽ chảy ra.
  • Không nên chọc tăm bông hay các vật cứng khác vào tai, khiến trẻ đau hơn và có thể làm tổn thương tai.
  • Chỉ nhỏ thuốc do bác sĩ kê đơn vào tai cho trẻ.
  • Cho trẻ ăn một chế độ ăn giàu dinh dưỡng và giàu vitamin.

Nếu trẻ vẫn tiếp tục bị sốt và không có dấu hiệu giảm đau tai thì có thể sẽ phải nhập viện để theo dõi.

Cách phòng bệnh viêm tai giữa

  • Vệ sinh tai sạch sẽ bằng các dụng cụ hợp lý.
  • Tránh để nước vào tai khi tắm hoặc khi đi bơi. Vệ sinh và lau khô tai thật kĩ sau khi tắm gội hoặc đi bơi.
  • Nếu có thể, cho trẻ bú mẹ để trẻ có sức đề kháng tốt hơn.

Bệnh viêm tai giữa hay xảy ra ở trẻ nhỏ, nhất là sau khi trẻ bị viêm họng hoặc viêm amidan. Gia đình cần chú ý các triệu chứng như sốt, chán ăn, đau tai và giảm thính lực để đưa trẻ đi khám bác sĩ. Nếu bệnh nhẹ, cha mẹ chỉ cần chú ý chăm sóc và tránh sử dụng các thực phẩm như đồ ngọt, đồ nhiều dầu mỡ, đồ ăn gây viêm, và đồ ăn cứng, là trẻ sẽ có thể hồi phục nhanh chóng.

Xem thêm

  • Viêm tai giữa kiêng ăn gì để tình trạng bệnh nhanh cải thiện hơn?
  • Trẻ bị viêm tai giữa nên kiêng ăn gì để nhanh khỏi bệnh
  • Trẻ nhỏ dễ bị viêm tai giữa: chuyên gia giải đáp nguyên nhân
  • Phát hiện và phòng bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ