Trẻ em bị bệnh sởi kiêng gì các bà mẹ thông thái đã biết chưa

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính thông qua đường hô hấp. Nó rất dễ lây lan và thường gặp ở trẻ em. Mặc dù là bệnh lành tính nhưng nếu không được chăm sóc điều trị đúng cách nó có thể gây nên biến chứng nguy hiểm. Vậy, trẻ em bị bệnh sởi kiêng gì?

Trẻ em bị bệnh sởi kiêng gì các bà mẹ thông thái đã biết chưa Trẻ em bị bệnh sởi kiêng gì các bà mẹ thông thái đã biết chưa

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính thông qua đường hô hấp. Nó rất dễ lây lan và thường gặp ở trẻ em. Mặc dù là bệnh lành tính nhưng nếu không được chăm sóc điều trị đúng cách nó có thể gây nên biến chứng nguy hiểm. Vậy, trẻ em bị bệnh sởi kiêng gì?

Triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em

Giai đoạn ủ bệnh từ 7-18 ngày. Biểu hiện nhiễm trùng đầu tiên là sốt cao kéo dài 1 đến 7 ngày. Giai đoạn này thường chảy nước mũi, ho, mắt đỏ, chảy nước mắt và xuất hiện nốt trắng nhỏ bên trong má. Sau vài ngày xuất hiện ban, bắt đầu từ mặt, lan xuống tay và chân trong khoảng 3 ngày. Ban kéo dài 5-6 ngày rồi biến mất. Ngoài ra người bệnh có thể chán ăn và tiêu chảy, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Thể bệnh nặng hay xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi và người lớn trên 20 tuổi. Người lớn có thể bị tiêu chảy nặng. Trẻ em có thể bị mất nước do tiêu chảy, có thể bị viêm tai giữa, nhiễm trùng đường hô hấp và thanh quản do virus sởi làm giảm hệ miễn dịch.
Trẻ dưới 12 tháng tuổi nếu không tiêm phòng sởi thì rất dễ mắc. Trẻ được nuôi dưỡng kém, đặc biệt trẻ không được uống vitamin A, sống trong điều kiện đông đúc, và trẻ có hệ miễn dịch giảm do AIDS hoặc các bệnh khác thường mắc sởi nặng.

Những người khỏi bệnh có miễn dịch trong suốt quãng đời còn lại. Trẻ nhỏ có mẹ đã mắc sởi thường có miễn dịch trong 6-8 tháng đầu sau khi sinh.

>>> Xem thêm: Triệu chứng bệnh sởi là gì?

/bai-viet/trieu-chung-benh-soi-la-gi/

vicare.vn-tre-em-bi-benh-soi-kieng-gi-ban-biet-chua-body-3

Trẻ em bị bệnh sởi có kiêng tắm không?

Như các bạn đã biết, tốc độc lây lan của bệnh sởi rất nhanh, có khoảng 90% số trẻ tiếp xúc với trẻ em mắc bệnh sởi đều bị lây. Thậm chí nhiều người lớn hệ miễn dịch kém cũng bị lây. Song lứa tuổi dễ mắc bệnh sởi nhất là từ 2 đến 6 tuổi, nhất là các bé bị suy dinh dưỡng. Vậy, trẻ em bị bệnh sởi kiêng gì? Trẻ em bị bệnh sở cần kiêng rất nhiều thứ. Tuy nhiên, câu chuyện trẻ em bị bệnh sởi buộc phải kiêng nước như lời truyền miệng trong dân gian là hoàn toàn chưa có căn cứ khoa học. Các bác sĩ cũng không nghiêm cấm cha mẹ tắm cho con cái mình khi mắc bệnh sởi.

Các bác sĩ tại bệnh viện nhi khuyên rằng, không nên kiêng nước trong thời gian các bé bị mắc bệnh sởi. Bởi lẽ, da bé đang không khỏe mạnh nên cần được chăm sóc chu đáo, sạch sẽ để chống lại tình trạng viêm nhiễm. Da không được tắm rửa vệ sinh dẫn đến rất bẩn, khiến cho các bé trở nên mệt mỏi, thậm chí gây nên tình trạng viêm da, bội nhiễm, rất nguy hiểm.

Vậy, khi con mình mắc bệnh, các mẹ cần cho bé tắm bằng cách sử dụng nước ấm, rửa từng phần của cơ thể, rửa nhẹ nhàng từ mặt, cổ sau đó đến các bộ phận khác như tay, ngực, bụng, lưng hai chân. Sau khi làm sạch bằng nước ấm xong, các mẹ sử dụng khăn khô, sạch quấn vào cơ thể bé để da bé được khô, thoáng. Các mẹ nên làm nhanh tay để tránh các bé bị cảm lạnh do dầm nước lâu. Đây là lý do để bạn có thể trả lời câu hỏi bệnh sởi không cần kiêng tắm.

vicare.vn-tre-em-bi-benh-soi-kieng-gi-ban-biet-chua-body-1

Bệnh sởi kiêng nước chỉ là lời đồn dân gian.

Những thứ cần kiêng khi bị bệnh sởi

Trẻ em bị bệnh sởi kiêng gì? Tuy các bé bị bệnh sởi không cần kiêng tắm nhưng những thứ khác rất cần phải kiêng. Đầu tiên, các bé mắc bệnh sở cần tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Trẻ bị lên sởi thường rất nhạy cảm với ánh sáng, nhất là thời điểm mắt đang bị đau và ra nhiều gỉ mắt. Lúc này, các mẹ nên dùng rèm cửa che kín ánh sáng mặt trời, giữ bé ở trong phòng với ánh sáng yếu nhưng phải đảm bảo độ thông thoáng, sạch sẽ của căn phòng.

Bên cạnh đó, trong thời gian con mình bị lên sởi các mẹ đặc biệt phải kiêng gió, kiêng bẩn, cách ly trẻ trong phòng riêng. Việc kiêng những thứ trên nhằm đảm bảo cho cơ thể bé không bị nhiễm vi khuẩn từ môi trường tự nhiên dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tương lai sau này.
vicare.vn-tre-em-bi-benh-soi-kieng-gi-ban-biet-chua-body-2

Về chế độ ăn uống cũng cần phải chú ý. Trẻ bị lên sởi cần kiêng ăn các loại thực phẩm chứa protein gây dị ứng. Các loại thức ăn đó bao gồm thủy sản, cá chép, cá hoa vàng, tôm cua, sò, nghêu, các loại thịt chó, gà, dê hay các loài côn trùng như châu chấu, kén nhộng... Ngoài thức ăn từ động vật, các mẹ cũng tuyệt đối không cho bé ăn các loại rau, củ quả có chất kích thích như ớt, rau thơm, các loại gia vị như hoa hồi, bột hoa cả.

Nếu đảm bảo được chế độ ăn kiêng trên, tốc độ hồi phục của bé sẽ nhanh hơn và không để lại các biến chứng sau này. Việc các mẹ biết cách tránh những thứ nguy hiểm cho con mình khi bị bệnh sở giúp sức khỏe các bé được bảo tốt hơn.

Ðiều trị sởi ở trẻ em

Uống vitamin A có thể giúp trẻ tránh được mù lòa. Tất cả những trẻ bị sởi nặng cần được uống vitamin A càng sớm càng tốt. Tăng cường dinh dưỡng và điều trị mất nước bằng việc bổ sung nước đường

>>> Xem thêm: Sởi tiêm mấy mũi là đúng quy trình tiêm phòng

Phòng bệnh sởi ở trẻ em

Tiêm phòng vắcxin sởi là một việc rất quan trọng. Trẻ em cần tiêm một mũi trước khi 1 tuổi. Trẻ mắc sởi nằm viện cần được cách ly ít nhất 4 ngày sau khi ban ở da xuất hiện.