Trẻ đổ mồ hôi tay, chân thì phải làm sao?

Trẻ bị đổ mồ hôi tay, chân có thể là do sinh lý cũng có thể là bệnh lý. Tuy nhiên, trẻ nhỏ không thể tự mình tìm ra nguyên nhân. Vì vậy, các bậc cha mẹ phải chủ động quan tâm đến trẻ nếu trẻ có những biểu hiện của bệnh. Cha mẹ cũng cần nắm rõ nếu trẻ đổ mồ hôi tay, chân thì phải làm sao?

Trẻ đổ mồ hôi tay, chân thì phải làm sao? Trẻ đổ mồ hôi tay, chân thì phải làm sao?

Bệnh ra mồ hôi tay, chân là bệnh gặp ở nhiều người trong đó có cả trẻ nhỏ. Bệnh có vẻ không có gì là ghê gớm, thế nhưng nó lại dai dẳng, gây khó chịu cho người bệnh. Mồ hôi ra nhiều còn làm cơ thể trẻ mất nước, mất muối, nhanh mệt mỏi.

Nguyên nhân gây bệnh đổ mồ hôi tay, chân ở trẻ

Theo quan niệm của Tây y thì ra mồ hôi tay, chân là do hệ thống thần kinh thực vật của cơ thể bị rối loạn. Còn theo y học cổ truyền, ra mồ hôi tay, chân là do phong thấp gây nên bởi tình trạng thoát dương khi ra ngoài, do đường dẫn khí ra các thần kinh ở tay, ở chân gặp phải sự rối loạn hoặc tắc nghẽn dẫn đến đổ mồ hôi.

Trẻ ra mồ hôi tay, chân còn do sự tác động của các yếu tố: cảm xúc, do vị giác... Bên cạnh đó, trẻ càng hiếu động thì tuyến mồ hôi càng hoạt động mạnh dẫn tới trẻ càng ra nhiều mồ hôi ở tay, chân. Bên cạnh đó, yếu tố môi trường, thời tiết khí hậu nhiệt đới như nước ta cũng là một điều kiện thuận lợi cho tăng tiết mồ hôi trầm trọng hơn.

vicare.vn-tre-do-mo-hoi-tay-chan-thi-phai-lam-sao-body-1

Biểu hiện của bệnh đổ mồ hôi tay, chân

Bệnh ra mồ hôi ở lòng bàn tay, lòng bàn chân biểu hiện thường xuyên và nhiều khi gặp khí hậu lạnh, hay những lúc trẻ học hành căng thẳng, hay tâm trạng đang lo lắng, xúc động tình cảm như vào phòng thi, nhận tin vui, buồn đột ngột, mất bình tĩnh.... có nhiều trẻ, mồ hôi chảy thành giọt như vừa rửa tay, chân xong. Sau khi trẻ ra mồ hôi tay, chân, trẻ có cảm giác lạnh hơn. Bệnh biểu hiện nặng là mồ hôi toát ra liên tục (ra không tự chủ). Trong trường hợp này, trẻ không chỉ ra nhiều mồ hôi ở tay, chân mà còn có mồ hôi ở gáy, đầu, lưng...

Các bậc phụ huynh cần lưu ý chứng ra mồ hôi ở trẻ nhỏ dưới 6 tuổi:

  • Thường trẻ ở lứa tuổi này, hệ thống thần kinh thực vật của trẻ phát triển chưa hoàn thiện, nên trẻ thường ra mồ hôi, kể cả ban đêm, mà dân gian hay gọi là đổ mồ hôi trộm (Đông y gọi là đạo hãn). Khi trẻ lớn, tình trạng này sẽ khỏi.
  • Trẻ ra nhiều mồ hôi kèm giật mình khi ngủ, rụng tóc sau gáy là biểu hiện của bệnh còi xương hoặc lao. Hay do yếu tố di truyền. Trong trường hợp này bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ, đồng thời giữ ấm cơ thể, cho trẻ uống nhiều nước và ăn đầy đủ dinh dưỡng.

Trẻ đổ mồ hôi tay, chân thì phải làm sao?

Phương pháp phẫu thuật

Phương pháp này được áp dụng bằng cách: cắt bỏ hạch giao cảm ngực để điều trị tăng tiết mồ hôi bàn tay. Một số tác giả áp dụng tiêm huyết thanh nóng để diệt hạch giao cảm ngực thay cho phẫu thuật cũng đạt hiệu quả cao. Phương pháp diệt hạch giao cảm có tác dụng nhanh và ngừng tiết mồ hôi hoàn toàn 2 bàn tay, da trở nên khô ráp rất khó chịu.

Tuy nhiên, những phương pháp trên chỉ thích hợp khi áp dụng với người lớn. Điều trị cho trẻ em đổ mồ hôi tay, chân, tốt nhất bạn nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ hoặc áp dụng theo các liệu pháp đông y tránh gây tổn thương cho trẻ.

Phương pháp đông y

Phương pháp đông y nhẹ nhàng hơn, nguyên liệu dễ kiếm rất thích hợp để điều trị chứng bệnh ra mồ hôi tay, chân ở trẻ.

  • Lá lốt

Với những trẻ mắc tình trạng ra mồ hôi tay, chân, phụ huynh có thể dùng lá lốt cắt cả cây (cây già một chút thì tốt hơn), cắt sát đất, lấy cả phần rễ trên mặt đất, đem về rửa sạch, cho vào nồi nấu sôi khoảng 15 phút, bắc xuống để một tấm lưới lên trên nồi đã mở nắp sau đó để trẻ xông hơi nóng lần lượt từ tay đến chân. Cha mẹ cho bé xông đến khi nước trong nồi nguội bớt thì để bé ngâm chân, tay vào nồi nước ấm đó (mỗi lần khoảng 30 phút, mỗi ngày làm 1 lần như vậy).

vicare.vn-tre-do-mo-hoi-tay-chan-thi-phai-lam-sao-body-2

  • Muối

Ngoài ra, bạn còn có thể cho trẻ ngâm bàn tay, bàn chân vào nước ấm pha với muối (1 bát nước sôi, 3 bát nước lạnh và 1 thìa canh muối hạt, có thể cho thêm xác trà vào ngâm chung), mỗi ngày ngâm 1 - 2 lần, mỗi lần từ 10 - 15 phút.

  • Ngải cứu

Hơ nóng bàn tay, bàn chân bằng cây ngải cứu (cho ngải cứu vào bát, đốt rồi hơ), phương pháp này rất công hiệu nhiều vào mùa lạnh.

  • Lá trà xanh

Các bác sĩ khuyên cha mẹ nên đun sôi 1 lít nước với 5 túi trà hoặc lá trà xanh. Sau đó dùng nước này cho bé ngâm tay, chân trong vòng 30 phút. Chất tanin có trong trà xanh sẽ làm se khít bề mặt da tay, chân từ đó hạn chế tiết mồ hôi. Hoặc mẹ có thể dùng túi trà cho bé cầm trong tay hoặc đặt lên bàn chân trong vòng 10 - 15 phút cũng có tác dụng tương tự.

vicare.vn-tre-do-mo-hoi-tay-chan-thi-phai-lam-sao-body-3

Một số điều cha mẹ cần lưu ý

Để hạn chế chứng ra mồ hôi tay, chân cho bé bạn nên hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm có chứa nhiều i-ốt như: bông cải xanh, măng tây, hành trắng, thịt bò, gan, gà tây.

Mẹ nên dùng bông gòn thấm cồn y tế sau đó lau sạch tay, chân cho bé. Cách này sẽ có tác dụng thu nhỏ lỗ chân lông, nhờ đó hạn chế việc tiết mồ hôi. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng dung dịch nhôm cholorhydrate thay thế cồn đều được.

Tuyệt đối không sử dụng chất khử mùi hoặc phấn thơm để bôi hoặc xịt trực tiếp vào vùng cơ thể bị ra mồ hôi.

Nếu bé ra quá nhiều mồ hôi ở tay, chân trong một thời gian dài, điều trị bằng những cách trên không hiệu quả thì nên đưa trẻ đi bệnh viện. Các bác sĩ sẽ tiến hành khám và điều trị cho bé.

Trương Thủy