Trẻ dễ bị chấn thương sọ não do vô tình của bố mẹ
Trên thực tế, có không ít những hành động dỗ dành, nô đùa với con của cha mẹ có thể vô tình khiến trẻ dễ bị chấn thương sọ não, đã có không ít trường hợp thương tâm xảy ra ở các nước trên thế giới và Việt Nam. Chính vì vậy, chủ động tìm hiểu thông tin, kiến thức về việc chăm sóc con, những điều nên làm và không nên làm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của con.
Trẻ dễ bị chấn thương sọ não do vô tình của bố mẹ
Trên thực tế, có không ít những hành động dỗ dành, nô đùa với con của cha mẹ có thể vô tình khiến trẻ dễ bị chấn thương sọ não, đã có không ít trường hợp thương tâm xảy ra ở các nước trên thế giới và Việt Nam. Chính vì vậy, chủ động tìm hiểu thông tin, kiến thức về việc chăm sóc con, những điều nên làm và không nên làm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của con.
Tình trạng trẻ bị chấn thương sọ não do hành động vô tình của bố mẹ
Các nhà khoa học cho biết, trong 3 năm đầu, não bộ của trẻ sẽ phát triển một cách chóng mặt. Nhưng đây cũng là giai đoạn mà bố mẹ cần quan tâm bởi lúc này, não bộ của trẻ do chưa phát triển hoàn toàn và còn non nớt vì vậy chỉ với một vài hành động nhỏ đặc biệt là hành động rung lắc, dù vô tình cũng có thể ảnh hưởng, gây tổn thương cho não bộ của trẻ.
Tại Mỹ, trong một báo cáo thống kê có khoảng từ 1.200 – 1.400 trẻ bị chấn thương sọ não thậm chí là tử vong do hành động rung lắc của bố mẹ. Báo cáo chỉ ra có từ 25 – 30% trẻ tử vong do bị chấn thương não nặng, còn lại là trẻ có biểu hiện lâm sàng cấp tính, một số thì bị ảnh hưởng trong vài năm nhưng cũng có nhiều trẻ gặp phải di chứng thần kinh nặng như trí tuệ chậm phát triển, rối loạn hành vi ngôn ngữ, khả năng nhận thức kém, thị lực yếu, động kinh...
Các chuyên gia cho biết độ tuổi dễ bị ảnh hưởng bởi chứng rung lắc thường là trẻ từ 6 tuần – 4 tháng tuổi. Giải thích cho vấn đề này, là do cơ cổ của trẻ còn quá yếu trong khi kích thước đầu và cơ thể không đồng đều nên khi bị rung lắc mạnh, nhiều lần cơ cổ không đủ sức nâng đỡ nên dễ gây tình trạng chấn thương sọ não. Bên cạnh đó, so tổ chức não còn lỏng lẻo, chứa nhiều nước nên khi bị rung lắc có thể gây đứt trục thần kinh, tổn thương mạch máu... dẫn đến chấn thương sọ não ở trẻ.Những hành động vô tình của bố mẹ khiến trẻ bị chấn thương sọ não
Cho trẻ nằm võng, nôi từ khi quá sớm đồng thời đưa nhanh, mạnh khiến trẻ vung lên cao và hạ xuống nhiều lần.
Thay đổi tư thế của trẻ một cách đột ngột như bế thốc bé lên cao rồi đặt xuống bất ngờ.
Bế con lên sau đó tung lên cao và hạ xuống nhiều lần tuy có thể khiến trẻ nín khóc và thích thú cười nhưng lại không tốt cho não bộ của trẻ.
Đặt con lên vai hay đỡ cánh tay của con tạo máy bay để chạy khắp nhà.
Bé trẻ nằm ngửa sau đó đưa kiểu đưa võng, đưa nôi để ru con ngủ hay dỗ con nín khóc.
Biểu hiện khi trẻ bị chấn thương sọ não do hành động vô tình của bố mẹ
Khi rung lắc và có những hành động kể trên mà bố mẹ thấy trẻ có những biểu hiện dưới đây thì có thể trẻ đang bị gặp chấn thương với não bộ:
Da trẻ tái xanh, không mỉm cười, lơ mơ, thiếu tỉnh táo, thiếu linh hoạt.
Trẻ nôn mửa, lên cơn co giật, khó thở.
Cổ trẻ bị cứng, nghẹo sang một bên.
Trẻ lả đi, mệt mỏi...
Khi thấy trẻ có những biểu hiện trên, bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để kiếm tra và có biện pháp can thiệp kịp thời.
Từ những thông tin trên có thể thấy trẻ dễ bị chấn thương sọ não do vô tình của bố mẹ, vì vậy bố mẹ cần dừng ngay những hành động, thói quen rung lắc con trẻ của mình để tránh làm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ.