Trẻ đái dầm kéo dài có phải mắc bệnh thận hay không?

Đái dầm là tình trạng trẻ đi tiểu không tự chủ khi ngủ say vào ban đêm. Đối với trẻ dưới 5 tuổi, đái dầm là hiện tượng khá phổ biến và không được xem là vấn đề sức khỏe do cơ thể chưa hoàn thiện về chức năng đường tiết niệu. Tuy nhiên, với bé trên 5 tuổi, các bậc phụ huynh thường băn khoăn trẻ đái dầm kéo dài có phải mắc bệnh thận hay không? Khi nào nên cho trẻ đi khám?

Trẻ đái dầm kéo dài có phải mắc bệnh thận hay không? Trẻ đái dầm kéo dài có phải mắc bệnh thận hay không?

Nguyên nhân trẻ đái dầm kéo dài

Để biết trẻ đái dầm kéo dài có phải mắc bệnh thân hay không thì mẹ cần hiểu rõ tại sao con mình gặp phải rắc rối này. Sau đây là một số nguyên nhân điển hình gây đái dầm kéo dài ở trẻ nhỏ.

  • Trẻ chậm hoàn thiện về trưởng thành thần kinh bàng quang chi phối việc đi tiểu

Thông thường, cơ thể sẽ phát triển khả năng kiểm soát bàng quang để trẻ “đi tè” sau khi đã thức dậy. Nhưng với một số trẻ, khả năng kiểm soát này không phát triển hoặc phát triển chậm, do vậy, trẻ không thể giữ nước tiểu trong bàng quang vào buổi tối, dẫn đến đái dầm

  • Bàng quang nhỏ hơn bình thường, do đó chứa ít nước tiểu và dễ bị tiểu dầm.

Trẻ có bàng quang nhỏ sẽ gặp khó khăn trong việc giữ lượng nước tiểu thông thường. Sự co thắt cơ cũng là một lý do khác khiến trẻ không kiểm soát được bàng quang.

  • Rối loạn về hormon làm cô đặc nước tiểu

Hormone chống bài niệu (ADH) sẽ khiến cơ thể không thải ra nước tiểu vào buổi tối. Nếu cơ thể trẻ không sản xuất ra đủ loại hormone này thì sau đó cơ thể sẽ sản xuất ra nhiều nước tiểu hơn vào buổi tối. Cùng với việc không kiểm soát được bàng quang, tình trạng này có thể dẫn đến đái dầm ở trẻ lớn.

  • Di truyền: Ba mẹ bị tiểu dầm, con cái khuynh hướng tăng nguy cơ bị tiểu dầm

Đa số tự hết khi trẻ trên 5 tuổi, chỉ còn khoảng 15% trẻ trên 5 tuổi bị tiểu dầm

HoiBenh.vn-tre-dai-dam-keo-dai-co-phai-mac-benh-khong-body-2
Đa số tự hết khi trẻ trên 5 tuổi, chỉ còn khoảng 15% trẻ trên 5 tuổi bị tiểu dầm

Trẻ đái dầm kéo dài có phải mắc bệnh thận hay không?

Thông thường, đái dầm đơn thuần không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Tuy nhiên, tình trạng đái dầm thường xuyên kéo dài làm sẽ làm ảnh hưởng tâm lý cho trẻ và người chăm sóc. Cả trẻ và ba mẹ đều cảm thấy vô cùng mệt mỏi, trẻ phải mang tã dù đã lớn, nhiều trẻ cảm thấy tự ti, mắc cỡ, thậm chí xấu hổ về bản thân, chưa kể không dám tham gia các hoạt động cộng đồng xa nhà vì sợ đái dầm sẽ bị mọi người phát hiện. Còn về ba mẹ, nếu không hiểu vấn đề sẽ la mắng, quở phạt con, điều này làm cho trẻ thêm lo lắng và làm xấu thêm tình trạng tiểu dầm của trẻ.

Trẻ đái dầm
Đái dầm đơn thuần không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé

Trẻ đái dầm kéo dài cần được đi khám khi nào?

Để kiểm tra trẻ đái dầm kéo dài có phải mắc bệnh thận hay không thì các bậc phụ huynh cần đưa bé đến các cơ sở y tế uy tín khi nhận thấy một số dấu hiệu sau:

  • Đái dầm kéo dài > 5 tuổi
  • Đái dầm cả ngày lẫn đêm
  • Đái dầm không liên tục từ bé: lúc trước không bị tiểu dầm, tiểu dầm mới xuất hiện gần đây
  • Tiểu lắt nhắt , hoặc tiểu ít < 3 lần ngày, tiểu gấp, tiểu không tự chủ, tiểu khó, tiểu đau..
  • Phù mắt, phù người, sụt cân hoặc khát nước
  • Đái dầm kèm tình trạng rối loạn giấc ngủ như ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ hoặc kèm táo bón...

Vì đái dầm có thể chỉ là triệu chứng biểu hiện của các bệnh tiềm ẩn như bệnh thận, nội tiết, tai mũi họng (hội chứng ngưng thở lúc ngủ). Do đó, hãy cho trẻ đi khám nếu con bạn có tình trạng đái dầm và kèm theo các dấu hiệu cần lưu ý như trên.

Xem thêm:

  • Nguyên nhân khiến trẻ đái dầm nhiều và cách khắc phục
  • Mách bạn cách trị chứng đái dầm ở trẻ
  • Cách giúp trẻ hết đái dầm mà không cần dùng thuốc