Trẻ có triệu chứng choáng váng, chóng mặt – không thể chủ quan!

Trẻ em cũng có trường hợp có hiện tượng choáng váng, chóng mặt. Tuy nhiên nhiều phụ huynh thường bỏ qua những biểu hiện này của con và cho rằng đó là cách con làm nũng.Đây là một điều hết sức sai lầm và thậm chí nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ về lâu dài và tương lai.

Trẻ có triệu chứng choáng váng, chóng mặt – không thể chủ quan! Trẻ có triệu chứng choáng váng, chóng mặt – không thể chủ quan!

Trẻ em cũng có trường hợp có hiện tượng choáng váng, chóng mặt. Tuy nhiên nhiều phụ huynh thường bỏ qua những biểu hiện này của con và cho rằng đó là cách con làm nũng. Đây là một điều hết sức sai lầm và thậm chí nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ về lâu dài và tương lai. Bởi tình trạng choáng váng, chóng mặt ở trẻ rất có thể là triệu chứng tiềm ẩn của nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Biểu hiện choáng váng, chóng mặt ở trẻ diễn ra nhiều lần thường xuyên lại là điều rất nguy hiểm và dẫn đến nguy cơ mắc bệnh trầm trọng cao.

Trẻ có thể kể lại cho cha mẹ biết những lần choáng váng, chóng mặt với biểu hiện như có cảm giác quay quay, mọi vật trước mắt đảo lộn, quay cuồng, thấy buồn nôn và ù tai... những biểu hiện khó tả và diễn ra nhanh chóng.

Rất nhiều trẻ không thể miêu tả những biểu hiện này với cha mẹ, tuy nhiên luôn cảm thấy khó chịu trong người, gây ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày khiến có tình trạng quấy khóc. Đây chính là điểm khó để bố mẹ nhận biết tình hình của con, và cũng khó để chẩn đoán đúng tình trạng sức khỏe con đang mắc phải.

Nguyên nhân gây choáng váng, chóng mặt ở trẻ?

Một số nguyên nhân cực kỳ nguy hiểm gây nên các cơn choáng váng, chóng mặt ở trẻ em. Theo đó:

  • Nguyên nhân từ não, não trẻ bị chấn thương, chấn thương sọ não, trẻ sẽ có biểu hiện choáng váng, chóng mặt ngay lập tức, kèm theo các biểu hiện mất thăng bằng cơ thể, nôn, không sốt, tình trạng có thể dẫn đến khả năng có khối u ở hố não sau là rất cao.
  • Nguyên nhân do nhiễm khuẩn với biểu hiện trẻ bị choáng váng, chóng mặt, kèm theo sốt.
  • Do bệnh viêm tai giữa với biểu hiện rung giật nhãn cầu, choáng, chóng mặt
  • Do viêm màng não kèm triệu chứng cứng gáy, sợ ánh sáng, nhức đầu thường xuyên
  • Nguyên nhân về thần kinh như có thể kể đến là động kinh tâm thần.
  • Có trường hợp trẻ chóng mặt choáng váng đột ngột, không kèm các triệu chứng khác, cũng không có dấu hiệu bất thường nào liên quan đến tai, không mất ý thức, thì bố mẹ có thể nghĩ đến bệnh thần kinh tiền đình.

Dù là do nguyên nhân nào đi nữa, hay có các triệu chứng nặng nhẹ kèm theo thì khi phát hiện biểu hiện choáng váng, chóng mặt ở trẻ, bố mẹ cần mang con đến bệnh viện ngay để trẻ được khám và điều trị kịp thời.

vicare.vn-tre-co-trieu-chung-choang-vang-chong-mat-khong-the-chu-quan-body-1

Choáng váng, chóng mặt ở trẻ thể hiện điều gì?

Tình trạng choáng váng, chóng mặt ở trẻ là biểu hiện của khá nhiều căn bệnh khác nhau. Khi chóng mặt kèm thêm ù tai thường xuyên làm khả năng nghe của trẻ bị giảm sút thì đây có thể là triệu chứng chứng minh rất có thể trẻ mắc bệnh Meniere. Đây là căn bệnh do tăng áp suất thủy tĩnh ở mê đạo (hay có thể hiểu là tập hợp các hốc trong xương đá, một bộ phận của tai trong).

vicare.vn-tre-co-trieu-chung-choang-vang-chong-mat-khong-the-chu-quan-body-2
Trẻ có triệu chứng choáng váng, chóng mặt – không thể chủ quan

Các rối loạn thị giác như trẻ thấy các viền sáng rực, nhấp nhánh bạc kèm theo choáng váng, chóng mặt thì cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay vì đó là dấu hiệu của bệnh migraime thị giác (đặc biệt là trẻ có bố mẹ bị bệnh đau nửa đầu thì có nguy cơ cao mắc bệnh này). Nếu tình trạng chóng mặt, choáng váng kèm các triệu chứng ngủ gà ngủ gật, nôn, sốt, cứng gáy, chảy dịch tai, tính giác kém... thì cần cho trẻ đến ngay bệnh viện để khám và làm các xét nghiệm cần thiết để phát hiện sớm và điều trị đúng đắn bệnh cho trẻ.

Xem thêm:

  • Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa ở trẻ em và cách điều trị
  • Tại sao trẻ sau 3 tháng tuổi thường gặp các loại bệnh sốt, ho, nôn trớ, rối loạn tiêu hoá
  • Những điều cần biết khi chăm sóc da, mắt và rốn cho trẻ sơ sinh