Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày?
Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày? điều nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Mặc dù viêm họng không phải căn bệnh nguy hiểm nhưng nếu để lâu sẽ có những biến chứng khó lường. Cùng HoiBenh giải đáp thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh qua bài viết sau.
Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày?
Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày? Đây là điều nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Mặc dù viêm họng không phải căn bệnh nguy hiểm nhưng nếu để lâu sẽ có những biến chứng khó lường. Cùng HoiBenh giải đáp thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh qua bài viết sau.
Nguyên nhân trẻ bị viêm họng
Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị viêm họng, bao gồm tình trạng nhiễm khuẩn tái phát nhiều lần như triệu chứng viêm xoang; ảnh hưởng từ môi trường ô nhiễm bởi khói bụi, khói thuốc lá dễ làm viêm họng mạn tính, viêm amidan hoặc tùy thuộc vào cơ địa của từng bé...
Viêm họng được chia làm mấy loại?
Viêm họng cấp tính
Khi bị viêm họng đỏ, người bệnh có biểu hiện sốt, mệt mỏi, thường sốt đột ngột 39-40 độ C, đau mình mẩy, kém ăn, trẻ em quấy khóc. Nếu do nhiễm khuẩn thì các biểu hiện nhiễm khuẩn khá rõ rệt như môi khô, lưỡi bẩn, mạch nhanh, bộ mặt bơ phờ mệt mỏi.
Đối với trường hợp viêm họng cấp tính, bệnh nhân sẽ có những biểu hiện như đau họng, rát họng khi uống nước hoặc nuốt nước bọt, nhưng với các chất rắn nuốt ít đau hơn, bệnh nhân khó nuốt, rát họng.
Ho là dấu hiệu tếp theo đối với viêm họng cấp, người bệnh có thể ho từng cơn, ho có đờm, nhầy, lúc đầu trắng sau đặc vàng có mùi hôi, thay đổi tiếng nói, bao gồm giọng không được trong, hơi khàn, có khi khàn hẳn. Toàn bộ niêm mạc họng đỏ rực, amiđan sưng to, đỏ. Hạch ở góc hàm sưng đau.
Khi bị viêm họng trắng, phần lớn là viêm họng bạch hầu và viêm họng vincent. Viêm họng trắng sẽ dẫn đến vùng bạch hầu của bệnh nhân mặc dù sốt không cao nhưng có biểu hiện nhiễm độc khá rõ rệt như mặt xanh, cơ thể mệt mỏi, người bơ phờ, tiểu ít. Người bệnh nuốt đau, nuốt vướng, ho vừa có đờm, tiếng có thể thay đổi. Họng, đặc biệt trên mặt amiđan có giác mạc màu trắng bám chắc.
Viêm họng mạn tính
Đây là một bệnh rất phổ biến ở mọi lứa tuổi do các yếu tố gây nên như thuốc lá, hơi độc, khói, bụi. Các triệu chứng lâm sàng thường ít, không ảnh hưởng đến toàn thân, không sốt, người chỉ hay mệt mỏi. Dấu hiệu nhận biết viêm họng mạn tính là người bệnh bị rát họng, nuốt vướng, ho từng cơn hoặc liên tục, ho nhiều, và ho khan.
Viêm họng mãn tính có thể gây ra cho các trẻ nhỏ những biến chứng như, viêm tấy quanh họng-amidan, viêm mũi, viêm xoang.
Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày thì khỏi?
Trường hợp trẻ bị viêm họng cấp tính do virus, các bậc phụ huynh không cần dùng thuốc kháng sinh liều cao, mà chỉ cần các thuốc hạ nhiệt như efferangan, paracetamol, aspegic. Lưu ý, những thuốc trên chỉ dùng khi nhiệt độ lớn hơn 38 độ C. Đồng thời, dùng các thuốc giảm ho như siro phenergan, ho bổ phế, theralen...
Trường hợp trẻ bị viêm họng do vi khuẩn, phải dùng kháng sinh. Đặc biệt với viêm họng bạch hầu, phải chuyển vào các khoa truyền nhiễm, không điều trị tại nhà. Ngoài việc dùng kháng sinh đúng liều, phải dùng giải độc tố để tránh biến chứng tim, thận. Ngoài ra, có thể chấm họng bằng các loại thuốc như glyxerin borat.
Trường hợp trẻ bị viêm họng mạn tính, ngoài việc cho con súc họng bằng các dung dịch kiềm để đảm bảo độ pH họng, các phụ huynh có thể can thiệp bằng cách đốt hạt bằng muối bạc (NO3Ag), axit chromic, đốt điện, đốt lazer CO2. Tuy nhiên việc đốt cần thận trọng vì chỉ được đốt hạt, không được gây tổn thương niêm mạc họng.
Khi nào cần đưa trẻ bị viêm họng tới bệnh viện?
Tùy vào mức độ nặng nhẹ của việc trẻ nhỏ bị viêm họng mà bố mẹ cần phải đưa con đến bệnh viện để các bác sĩ thăm khám. Nếu như bé nhà bạn mắc phải những trường hợp sau, thì cần đưa trẻ đi viện ngay:
- Khi trẻ bị viêm họng kèm theo sốt cao. Đối với trẻ tử 3-6 tháng tuổi, nếu bé sốt trên 38,5 độ C thì mức độ bệnh rất nghiệm trọng; đối với bé trên 6 tháng tuổi sốt ở mức sốt 39 độ C thì cần nhanh chóng hạ sốt an toàn cho con và đưa bé đi khám ngay.
- Trẻ viêm họng và phát ban đỏ trên người.
- Trước khi đưa bé đến viện, mẹ có thể hạ sốt ngay cho con bằng các loại thuốc hạ sốt có sẵn trong tủ thuốc gia đình. Lưu ý đây phải là những loại thuốc dùng đúng cho lứa tuổi của bé, đã được chỉ định rõ ràng trước đó. Và sau khi cho bé uống xong, cần đưa con đến cơ sở Y tế thăm khám ngay lập tức.
Nên cho trẻ ăn gì khi bị viêm họng
Thực phẩm có vitamin C
Khi trẻ bị viêm họng, các mẹ nên cho con bổ sung thêm vitamin C, nó giúp tăng khả năng năng thải độc cho gan, loại bỏ các chất có hại của phản ứng viêm họng gây ra. Ngoài ta, vitamin C có tác dụng làm mát, nên sẽ xoa dịu sự rát ở họng, tăng sức đề kháng chung của cơ thể.
Trong đó, các mẹ nên sử dụng các loại hoa quả giàu vitamin C như, chanh, bưởi, ổi, táo, xoài, dứa, măng giúp bé nhanh khỏi bệnh.
Thực phẩm có kẽm
Kẽm là nguyên tố vi lượng đa tác dụng, đặc biệt các loại thực phẩm giàu kẽm sẽ giúp cho trẻ nhanh khỏi viêm hong. Trong đó, các thực phẩm giàu kẽm bao gồm như sò, ngao, củ cải trắng, nước cốt dừa.
Món trơn, mát
Viêm họng có đặc tính là nóng rát. Lại có thêm triệu chứng đau khi nuốt khi nói. Vì thế, những món làm dịu cơn đau rát giúp cải thiện bệnh viêm họng ở trẻ.
Khi con bị viêm họng, các mẹ nên nấu nhiều món canh mát, trơn giúp trẻ ăn ngon hơn, dễ nuốt hơn, không làm con bạn khó chịu khi ăn hoặc khi nhai. Món ăn trơn nên không làm tổn thương cơ học bề mặt, giúp họng bạn cảm thấy nhẹ nhàng hơn.
Cách chăm sóc trẻ bị viêm họng như thế nào?
Viêm họng nhìn chung không phải là một triệu chứng nguy hiểm. Nhưng nếu để lâu sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như Amidan, viêm phổi... Chính vì vậy, khi trẻ bị viêm họng, nóng sốt các phụ huynh cần phải lưu ý chăm sóc trẻ cẩn thận.
Thứ nhất, cho bé nghỉ ngơi và đảm bảo cơ thể bé luôn được giữ ấm cẩn thận. Đối với công việc này, các phụ huynh nên sử dụng khăn ấm để lau người cho bé, thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể cho con. Đồng thời mẹ có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian như cho bé uống gừng kết hợp với mật ong, chanh hòa cùng mật ong. Ngoài ra còn cần phải đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé. Mẹ nên cố gắng cho bé ăn nhiều lần trong một ngày, thay vì ép con ăn một ngày 3 cử thật no.
Thứ hai, mẹ nên chọn loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và thuận lợi trong quá trình nhai. Đối với trường hợp bé còn là trẻ sơ sinh, lượng dinh dưỡng từ sữa mẹ là chính. Để đảm bảo cho con, mẹ nên cho bé ti nhiều lần hơn.