Trẻ bị viêm họng: nguyên nhân và các triệu chứng điển hình

Vào thời điểm giao mùa, nhất là khi trời trở lạnh, trẻ bị viêm họng lại khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Vậy làm sao để phòng ngừa và đối phó khi trẻ bị viêm họng? HoiBenh sẽ đưa lời khuyên đến các bạn.

Trẻ bị viêm họng: nguyên nhân và các triệu chứng điển hình Trẻ bị viêm họng: nguyên nhân và các triệu chứng điển hình

Vào thời điểm giao mùa, nhất là khi trời trở lạnh, trẻ bị viêm họng lại khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Vậy làm sao để phòng ngừa và đối phó khi trẻ bị viêm họng? HoiBenh sẽ đưa lời khuyên đến các bạn.

1. Tìm hiểu về chứng viêm họng ở trẻ

1.1 Viêm họng ở trẻ và các triệu chứng

Viêm họng là chứng bệnh phổ biến, thường xuyên diễn ra ở cả trẻ em và người lớn trong những dịp giao mùa hay không khí lạnh về. Nhưng viêm họng diễn ra nhiều hơn cả ở trẻ em và cũng có thể gây nhiều ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của trẻ do sức đề kháng của trẻ còn yếu.

Các triệu chứng dễ nhận thấy khi trẻ bị viêm họng như:

  • Cổ họng bé bị sưng đỏ, có mụn mủ
  • Khó thở
  • Chán ăn, có dấu hiệu mất nước
  • Trẻ cáu kỉnh, dễ chảy nước dãi
  • Khó nuốt nước miếng và ăn, mở miệng rộng
  • Đau rát cổ họng, khó nói, giọng khàn đặc

Trẻ sơ sinh không thể nói cho bạn về những triệu chứng bệnh bé gặp phải nhưng cha mẹ cần quan sát nhưng cảm xúc, khó chịu mà trẻ bộc lộ. Khi đau họng, bé sẽ có những hành vi bất thường vì khó chịu, do đó hãy thường xuyên theo dõi và quan sát tình trạng sức khỏe trẻ để chăm sóc dễ dàng hơn.

vicare.vn-tre-bi-viem-hong-nguyen-nhan-va-cac-trieu-chung-dien-hinh-body-1
Khi bị viêm họng trẻ rất khó nuốt nước miếng và ăn, mở miệng rộng

1.2 Các nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ

Các nguyên nhân phổ biến gây viêm họng ở trẻ gồm:

Cảm cúm

Cảm cúm là bệnh thông thường, cũng gây viêm họng, là một trong nhiều triệu chứng của bệnh, kèm theo bé bị ho, sổ mũi...

Nhiễm virus

Virus là nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ bị viêm họng, đặc biệt nếu trẻ bị viêm họng trong trường hợp này sẽ kèm theo sốt cao, và không thể điều trị bằng kháng sinh.

Bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng ở trẻ gây ra bởi virus coxsackievirus A16, bệnh ít biến chứng, thường tự khỏi sau 1 thời gian, gây triệu chứng viêm họng kèm theo sốt cao, loét khoang miệng, má, cổ họng và nướu răng.

Nhiễm liên cầu khuẩn

Nhiễm liên cầu khuẩn do vi khuẩn Streptococcus gây tình trạng đau rát cổ họng, có thể điều trị hiệu quả bằng kháng sinh.

Dị ứng

Dị ứng có thể không gây đau họng nhưng kích thích gây ngứa, khó chịu ở cổ họng gây ho.

Do Streptococcus và bệnh ho gà

Vi khuẩn Streptococcus và vi khuẩn ho gà thường khiến trẻ mới biết đi bị đau họng, trẻ sơ sinh ít nhiễm 2 loại này.

Do triệu chứng của bệnh khác

Trẻ thấy đau rát họng, viêm họng do triệu chứng của các bệnh như cúm, sởi, thủy đậu...

Do chất kích thích từ không khí

Lông mèo, chó, cỏ dại, khói thuốc, phấn hoa hay bụi cũng dễ khiến cho trẻ bị viêm họng, còn gây phản ứng cơ thể của viêm mũi dị ứng.

Ngoài ra, trẻ cũng có thể cảm thấy khó nuốt, viêm họng nếu không khí khô, nhất là trẻ ngủ mở miệng hay các vấn đề về răng và nấm miệng.

Nhìn chung, dù có nhiều nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ nhưng nhiễm virus vẫn là phổ biến nhất.

2. Xử lý thế nào khi trẻ bị viêm họng?

2.1 Cách xử lý làm giảm đau họng cho bé

Cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau để giảm đau họng tạm thời cho bé:

Làm mát cổ họng

Cho trẻ ăn hoặc uống sữa lạnh, sữa chua lạnh, đắp chăn mát để giữ ẩm cho cơ thể, giảm cảm giác đau, lưu ý cần quan sát cẩn thận tránh bé bị ngạt thở khi uống.

Cho trẻ uống nhiều nước

Nước chanh, mật ong, trà nóng hay ít nước hầm gà có thể làm dịu cơn đau rát họng. Nếu bé dưới 1 tuổi, đừng cho trẻ uống mật ong và lưu ý chỉ cho trẻ uống nước ấm vừa phải.

Dùng thuốc giảm đau

Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ để sử dụng đúng liều lượng thuốc giảm đau cho trẻ, các thuốc thường dùng như acetaminophen hoặc ibuprofen.

Súc miệng bằng nước muối

Cho trẻ súc miệng với nước muối để sát khuẩn và nhanh khỏi viêm họng hơn, bạn pha 1⁄4 muỗng cà phê muối vào 250ml nước ấm nhé.

Dùng máy phun sương tạo độ ẩm

Máy phun sương sẽ tạo độ ẩm không khí, giúp trẻ thấy dễ chịu cổ họng hơn, bạn cũng có thể thêm vài giọt tinh dầu.

Sử dụng thuốc xịt

Thuốc xịt chloraseptic sẽ làm mát họng, dù không chữa khỏi viêm họng được nhưng cũng giúp trẻ giảm đau tức thời, chống lại cảm lạnh.

2.2 Trẻ bị viêm họng có dùng kháng sinh được không?

Như trình bày ở trên, phần lớn bệnh viêm họng ở trẻ là do virus gây ra, do đó bậc phụ huynh không nên vội cho trẻ uống kháng sinh mà nên dùng các phương pháp, chế phẩm chữa ho và viêm họng dân gian.

vicare.vn-tre-bi-viem-hong-nguyen-nhan-va-cac-trieu-chung-dien-hinh-body-2
Không nên lạm dụng thuốc kháng sinh khi trẻ bị viêm họng

Nếu viêm họng do virus thông thường thì trẻ sẽ tự khỏi sau 5-7 ngày mà không cần dùng thuốc điều trị, chỉ cần biện pháp nghỉ ngơi và tăng cường vitamin C mà thôi. Việc sử dụng thuốc kháng sinh trường hợp này không hiệu quả, không có tác dụng với virus mà còn có thể gây nhiều hệ lụy không ngờ cho sức khỏe tương lai của trẻ.

Thuốc kháng sinh chỉ hiệu quả trong trường hợp trẻ bị viêm họng do vi khuẩn, nhất là liên cầu khuẩn (Streptococcus) tán huyết bêta nhóm A gây ra.

Do đó, các chuyên gia bác sĩ luôn khuyên cha mẹ không nên lạm dụng tự ý sử dụng kháng sinh với viêm họng ở trẻ hay các bệnh thông thường khác. Chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.

2.3 Trẻ bị viêm họng có nguy hiểm không?

Với trường hợp trẻ bị viêm họng thông thường do trời lạnh, thay đổi thời tiết thì việc điều trị đúng cách sẽ giúp bệnh thuyên giảm nhanh chóng. Nhưng với trường hợp nặng hơn, nhất là viêm họng cấp thì bệnh sẽ có diễn biến nhanh, nặng nề và có thể để lại biến chứng nguy hiểm.

Viêm họng cấp chỉ diễn biến trong khoảng 3-4 ngày, nếu bệnh của trẻ sau 4 ngày vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm thì khả năng cao trẻ đã bị viêm họng cấp bội nhiễm, gây biến chứng nguy hiểm như viêm tai, viêm phế quản, viêm mũi hay thấp tim.

Việc viêm nhiễm khiến cơ thể sản sinh kháng thể chống lại vi khuẩn nên có thể ảnh hưởng đến tim, khớp và cả hệ thần kinh. Do đó, nếu kèm theo viêm họng, trẻ bị các dấu hiệu khác như sốt cao, ho dai dẳng, khớp bị sưng nóng... kéo dài thì hãy đưa trẻ đến bác sỹ càng sớm càng tốt.

Viêm họng cấp nếu kéo dài tới 7-10 ngày chưa khỏi thì có thể để lại biến chứng nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Nếu bệnh kéo dài sang tuần thứ 3, lúc này khả năng cao trẻ sẽ bị viêm amidan, viêm tai, thấp tim, viêm cầu thận cấp, thấp khớp, thấp tim, viêm cầu thận...

Đừng chủ quan với viêm họng cấp ở trẻ có thể trở nên mãn tính và tái phát nhiều lần.

vicare.vn-tre-bi-viem-hong-nguyen-nhan-va-cac-trieu-chung-dien-hinh-body-3
Đừng chủ quan khi trẻ bị viêm họng

3. Cách ngăn ngừa viêm họng ở trẻ

Để phòng tránh viêm họng ở trẻ, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Hãy tập cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi vui chơi và tiếp xúc với môi trường nhiều vi khuẩn.
  • Không nên đưa trẻ tới những nơi công cộng đông đúc vào mùa đông hay mùa xuân tránh nhiễm vi khuẩn từ người khác.
  • Thay bàn chải đánh răng của trẻ sau khi hết viêm vọng để ngăn ngừa bệnh quay trở lại.
  • Giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là cổ họng trẻ mỗi khi thời tiết thay đổi và gió lạnh về.
  • Hạn chế cho trẻ ăn thức ăn lạnh, nước đá, kem lạnh...

Trên đây là những thông tin bệnh học cần thiết về tình trạng trẻ bị viêm họng.

Xem thêm:

  • Cách điều trị viêm họng cấp ở trẻ em
  • Trẻ bị viêm họng dẫn đến sốt có nguy hiểm không?
  • Cách phòng và điều trị bệnh viêm họng ở trẻ hiệu quả