Trẻ bị tay chân miệng thì nên bôi thuốc gì?
Tay chân miệng luôn là một trong những nỗi lo lắng của các bậc phụ huynh có con nhỏ dưới 5 tuổi. Khi bé mắc phải bệnh tay chân miệng, thì việc chăm sóc bé đúng cách sẽ giúp bé hồi phục nhanh hơn.
Trẻ bị tay chân miệng thì nên bôi thuốc gì?
Bởi vậy, có rất nhiều các ông bố bà mẹ thắc mắc rằng, trẻ bị tay chân miệng thì nên bôi thuốc gì cho an toàn và nhanh khỏi bệnh. Với những thông tin dưới đây, HoiBenh mong rằng sẽ giúp các bạn tìm được loại thuốc phù hợp cho trẻ cũng như có được cách điều trị, chăm sóc trẻ tốt nhất để phòng tránh bệnh.
Sự nguy hiểm của bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng là một căn bệnh rất dễ tái đi tái lại và chưa có bất cứ một loại thuốc đặc trị nào, vì nguyên nhân gây bệnh là do virus với khoảng 16 chủng khác nhau gây ra. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, bệnh tay chân miệng dường như đã bùng phát và lây lan giống như một dịch bệnh, có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác cho trẻ em.
Trẻ nhỏ bị tay chân miệng thì có thể sẽ bị biến chứng sang bệnh viêm màng não virus, hoặc xuất hiện tình trạng bại liệt như viêm não, tê liệt não hay thậm chí là có thể bị tử vong. Tuy nhiên thì tỉ lệ mà trẻ bị biến chứng nặng gây ra tử vong thì rất ít. Chỉ cần các ông bố, bà mẹ có kiến thức về căn bệnh này, thì việc phòng bệnh hay điều trị bệnh tay chân miệng cho trẻ không còn là điều gì quá khó khăn cả.Trẻ bị tay chân miệng thì nên bôi thuốc gì?
Thông thường, những triệu chứng thường hay gặp nhất của bệnh tay chân miệng chính là phát ban ở một số bộ phận như lưỡi, môi, miệng, tay, chân và một số vùng khác trên cơ thể. Sau đó, những nốt ban này sẽ dần hình thành dưới dạng phỏng nước. Khi các nốt phỏng này bị vỡ ra thì sẽ khiến bé dễ bị ngứa.
Tuy nhiên, nếu như chưa có sự chỉ định, tư vấn của bác sĩ thì bố mẹ không nên bôi bất cứ một loại thuốc nào cho trẻ. Việc bôi các loại thuốc mà không rõ tác dụng của nó có thể sẽ khiến cho các vết loét trên người bé bị tổn thương một cách nặng nề hơn và khó khăn hơn trong việc điều trị bệnh. Đặc biệt, không được sử dụng cồn để sát khuẩn, vì chúng sẽ gây ra cảm giác đau rát cho bé và các vết loét cũng lâu lành hơn. Thời điểm này, cách tốt nhất là bố mẹ nên đưa bé đi khám, gặp bác sĩ để được tư vấn các loại thuốc bôi phù hợp nhất. Thông thường, bé sẽ được chỉ định sử dụng các loại dung dịch sát khuẩn nhẹ nhàng cho da như milian, xanhmethylen... và niêm mạc như kamistad, zytee... khi da bắt đầu có các vết loét.Cách chăm sóc cho trẻ bị tay chân miệng
Bên cạnh việc chú ý vào việc điều trị cho trẻ bằng các loại thuốc, thì chế đô chăm sóc, vệ sinh cho trẻ nhỏ cũng đóng góp mọt vai trò rất lớn cho quá trình hồi phục của trẻ.
- Khi bé bị tay chân miệng, cần phải cách li với các bé khác để tránh lây nhiễm (nếu phát hiện trong khi bé đang ở nhà trẻ); dẫn bé đến các trung tâm y tế để khám, tư vấn về tình trạng bệnh.
- Chú ý luôn rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước và sau mẹ nấu ăn cho bé, sau khi tiếp xúc với bé và sau khi đi vệ sinh.
- Bé cũng nên được rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
- Ngâm đồ chơi, quần áo, lau nhà bằng các loại dung dịch khử trùng (tiêu biểu có thể dùn là dung dịch Cloramin B 2%).
- Cần tắm rửa thất ạch sẽ cho bé bằng nước sạch và xà phòng để hạn chế nguy cơ bị bội nhiễm.
- Tiệt trùng các loại vật dụng mà bé ăn uống hàng ngày, như bát, thìa...
- Cho bé ăn các loại thức ăn giàu dinh dưỡng dưới dạng lỏng, dễ tiêu, sau khi ăn thì nên súc miệng cho bé bằng nước muối sinh lí.
Tốt nhất là hãy phòng tránh bệnh tay chân miệng cho bé để bé luôn được khỏe mạnh bạn nhé!Chú ý: Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, người đọc cần cân nhắc trước khi áp dụng.