Trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt thì có làm sao không?

Mặc dù là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra nhưng bệnh tay chân miệng có thể tự khỏi. Một trong những dấu hiệu của bệnh tay chân miệng mà người lớn cần lưu ý đó chính là sốt cao. Vậy, nếu trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt thì có làm sao không? HoiBenh sẽ cùng độc giả tìm hiểu rõ hơn về điều này.

Trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt thì có làm sao không? Trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt thì có làm sao không?

Bệnh rất dễ truyền virus dù đã khỏi

Theo các chuyên gia y tế, tháng 9 là khoảng thời gian bệnh tay chân miệng bắt đầu phát triển và bùng phát ở trẻ nhỏ, nếu không biết cách phòng tránh, bệnh sẽ lây lan ngày càng rộng hơn. Trên thực tế, bệnh này dễ lây lan và có thể lây trực tiếp qua đường tiêu hóa khi ăn uống chung hay tiếp xúc với dịch của trẻ mắc bệnh. Bệnh còn lây gián tiếp qua bàn tay hoặc vật dụng bị nhiễm virus. Bởi dễ lây nhiễm nên bệnh tay chân miệng được coi là nguy hiểm, chỉ cần một trẻ bị bệnh là những trẻ xung quanh có thể bị lây bất cứ lúc nào.

Mụn nước tay chân miệng tập trung ở lòng bàn tay, bàn chân, mông, gối. Ở thời điểm khởi phát, tay chân miệng thường không có dấu hiệu đặc thù. Trẻ thường bị sốt nhẹ, đau họng, đau miệng và bị biếng ăn, thực tế cũng có trẻ bị chân tay miệng không sốt. Nhiều cha mẹ đã nhầm dấu hiệu này với việc trẻ bị viêm họng hoặc nhiệt miệng do ăn nhiều đồ nóng.

vicare.vn-tre-bi-tay-chan-mieng-nhung-khong-sot-thi-co-lam-sao-khong-body-1

Sau 1 – 2 ngày, trẻ sẽ bước vào giai đoạn toàn phát với những dấu hiệu nổi bật như: miệng có vết loét đỏ hoặc phỏng nước ở niệm mạc miệng, lợi, lưỡi. Mụn nước cũng sẽ xuất hiện ở lòng bàn tay, ở lòng bàn chân, gối, mông, trẻ bắt đầu sốt nhẹ và buồn nôn hoặc nôn. Ở giai đoạn này, nhiều cha mẹ nhầm với việc trẻ bị thủy đậu do nó có triệu chứng sốt và mọc mụn nước nên dẫn tới việc điều trị nhầm.

Hai bệnh này mới đầu có vẻ giống nhau nhưng nếu tinh ý có thể phân biệt được. Bệnh chân tay miệng ngoài các mụn nước ở tay và chân còn có nhiều vết loét hay mụn nước trong miệng. Trong khi mụn nước ở chân tay miệng chủ yếu là ở lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông thì mụn nước của thủy đậu lại mọc rải rác khắp người như: lưng, mặt. Các nốt phồng thủy đậu còn lớn hơn, dễ vỡ hơn và có những chấm đen ở giữa trong giai đoạn sau.

Thêm nữa là, bóng nước của thủy đậu thường gây ngứa, khó chịu nhưng với chân tay miệng thì không. Bóng nước ở chân tay miệng khi ấn vào lại không có cảm giác đau, ngứa, trừ những vết vỡ và trừ những nốt ở miệng.

Trẻ bị chân tay miệng không sốt có sao không?

Không phải trẻ nào khi bị chân tay miệng đều sốt cao, cũng có trẻ bị chân tay miệng không sốt và điều này cũng không ảnh hưởng gì nhiều. Nếu trẻ bị chân tay miệng mà sốt cao còn nguy hiểm hơn bởi nó dễ dẫn đến những biến chứng không mong muốn về sức khỏe.

Thông thường, sau 14 – 16 ngày là bệnh chân tay miệng sẽ khỏi. Thế nhưng, nếu không được chăm sóc đúng cách thì bệnh dễ nặng hơn và để lại những biến chứng nặng nề về sau như: tim mạch, hô hấp, thần kinh. Nếu trẻ bị chân tay miệng không sốt thì chứng tỏ bệnh của trẻ cũng chưa quá nặng, thế nhưng nếu như trẻ có những bieru hiện đặc thù như: trợn mắt, rung giật cơ tim, run chi, mạch nhanh, thở nhanh thì bố mẹ cần khẩn trương đưa trẻ đi cấp cứu bởi tử vong là điều có thể xảy ra.

Nhiều bố mẹ lo con gặp biến chứng nên đã kiêng tắm rửa cho con mà không ngờ rằng đây cũng là tác nhân khiến bệnh nặng hơn. Do đó, bố mẹ nên tắm rửa, vệ sinh hàng ngày cho trẻ, dùng dung dịch xanh methylen để chấm các nốt phỏng. Với những nốt phòng trong miệng, bố mẹ nên cho con xúc miệng bằng nước muối thường xuyên và tuyệt đối không được cạy các nốt phỏng ra.

vicare.vn-tre-bi-tay-chan-mieng-nhung-khong-sot-thi-co-lam-sao-khong-body-2

Với chế độ ăn hàng ngày, bố mẹ cũng không cần phải kiêng khem bất cứ thứ gì mà cứ cho trẻ ăn đủ 4 nhóm chất gồm: chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra cho trẻ uống thêm nhiều nước cam, chanh để tăng cường đề kháng. Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ thì bố mẹ cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt để tránh trường hợp trẻ bị co giật. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu li bì, nôn nhiều, mệt mỏi thì cần đưa trẻ đến bệnh viên ngay để phòng tránh các biến chứng.

Như vậy, trẻ bị chân tay miệng không sốt thì cũng không có vấn đề gì, điều đó chứng tỏ sức đề kháng của trẻ tốt. Thế nhưng, bố mẹ cũng không nên vì thế mà chủ quan bởi bệnh luôn có những diễn biến khó ngờ.

Xét nghiệm bệnh tay chân miệng tại nhà với HoiBenh Home

Một vấn đề cần lưu ý là hiện nay, chưa có vacxin và thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh tay chân miệng ở trẻ em, do đó, nguyên tắc an toàn nhất khi phòng dịch chính là hãy đảm bảo con bạn ở trong môi trường không có trẻ em mắc bệnh tay chân miệng, tránh để trẻ tiếp xúc va chạm với những trẻ mắc bệnh khác. Khi người lớn phát hiện bệnh phát tiết ở trẻ, thì nên có hướng xử lý nhanh chóng và thông báo ra cộng đồng. Khi phát hiện những dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ, thì việc đứa bé đi khám nên là việc làm được ưu tiên hàng đầu. Đặc biệt, khi tình hình dịch bệnh diễn biến theo chiều hướng xấu, các bệnh viện quá tải bệnh nhân xét nghiệm thì khách hàng có xu hướng lụa chọn dịch vụ xét nghiệm tại nhà vì tính an toàn và sự nhanh chóng.

Lợi ích khi làm xét nghiệm tại nhà của HoiBenh Home

  • 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

  • Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.

  • Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.

vicare.vn-tre-bi-tay-chan-mieng-nhung-khong-sot-thi-co-lam-sao-khong-body-3

Giá gói xét nghiệm bệnh tay chân miệng

  • Tổng phân tích nước tiểu: 35,000 đồng
  • Công thức máu: 69,000 đồng
  • CRP định lượng: 88,000 đồng
  • Xác định Enoterovirus và EV71 bằng RT-PCR: 1,125,000 đồng

Tổng: 1,317,000 đồng

Cách tính tổng giá xét nghiệm

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (024) 73049779 / 0984.999.501

Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30; Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Xem thêm:

  • Cảnh giác, bệnh tay chân miệng vào mùa!
  • 5 sai lầm khi chăm sóc trẻ mắc bệnh tay chân miệng