Trẻ bị sởi có được tắm không?

Sởi là bệnh theo mùa, thường gặp ở trẻ nhỏ và là bệnh lành tính. Tuy nhiên, nếu không biết cách chăm sóc đúng cách, trẻ có thể bị biến chứng dẫn đến tử vong. Vậy chăm sóc trẻ bị bênh sởi như thế nào? Trẻ bị sởi có được tắm không là câu hỏi mà nhiều cha mẹ băn khoăn khi thấy con mình bị sởi.

Trẻ bị sởi có được tắm không? Trẻ bị sởi có được tắm không?

Sởi là bệnh theo mùa, thường gặp ở trẻ nh, đây bệnh lành tính. Tuy nhiên, nếu không biết cách chăm sóc đúng cách, trẻ có thể bị biến chứng dẫn đến tử vong. Vậy chăm sóc trẻ bị bênh sởi như thế nào? Trẻ bị sởi có được tắm không? Là những câu hỏi mà nhiều cha mẹ băn khoăn khi thấy con mình bị sởi. Các mẹ đừng quá lo lắng, câu hỏi đó sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây của HoiBenh.

1. Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh sởi

Các dấu hiệu đầu tiên của bệnh sởi thường xuất hiện trong vòng 4-10 ngày sau khi bạn bị nhiễm virus sởi. Các dấu hiệu này bao gồm:

- Các triệu chứng giống như cảm cúm: chảy nước mũi, nước mắt; mi mắt sưng phồng, hắt hơi sổ mũi, ho khan, họng đỏ.

- Mệt mỏi, mắt cộm đỏ, chảy nước mắt, nhạy cảm với ánh sáng;

- Biếng ăn, người hâm hấp sốt vài ngày rồi đột nhiên sốt hơi cao, tai lạnh hoặc ỉa lỏng, ngủ hay giật mình.

- Sốt cao, có thể lên tới 40 độ.

- Mệt mỏi, thiếu sức sống.

vicare.vn-tre-bi-soi-co-duoc-tam-khong-body-1

- Đau mỏi người.

- Nổi ban: các hạt nhỏ bằng hạt cát, màu trắng ngà/xám, quanh có viền đỏ, thường thấy xuất hiện nổi gồ lên trên bề mặt niêm mạc má (phía trong miệng, ngang răng hàm trên).

- Chán ăn.

- Sau vài ngày, các vết ban màu đỏ nâu sẽ xuất hiện

Trẻ mắc sởi nung bệnh trong 3 ngày, mọc sởi 3 ngày, sởi thường mọc từ sau tai, mặt, cổ, lan xuống các chi. Khi sởi mọc đến bụng thì bắt đầu bay từ trên đầu dần xuống... Sởi bay 3 ngày là hết nốt ban, để lại nốt thâm sau khi bay.

2. Trẻ bị sởi có được tắm không?

Khi thấy trẻ bị sởi, rất nhiều cha mẹ kiêng cho trẻ tắm, tuy nhiên đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Trong suốt thời gian bị sởi, nếu kiêng gió, kiêng nước bằng cách hạn chế vệ sinh cá nhân cho trẻ, thì trước hết bé sẽ cảm thấy bức bối, và nếu cơ thể không được vệ sinh tắm rửa hàng ngày sẽ khiến cho trẻ dễ bị tình trạng viêm da, các loại vi khuẩn virus có hại sẽ dễ dạng tấn công cơ thể.

Vì vậy, khi trẻ bị sởi cha mẹ không cần phải kiêng tắm cho bé. Tuy nhiên, trẻ đang bị sởi mà tắm bằng nước lạnh hay cho trẻ tắm như bình thường là không được. Khi trẻ bị sởi cơ thể trẻ còn đang yếu vì vậy việc tắm rửa cần hết sức thận trọng nếu không có thể khiến trẻ bị cảm và bệnh lại chuyển biến sang bệnh khác không lường trước được. Việc tắm rửa vệ sinh hàng ngày cho trẻ trong giai đoạn điều trị bệnh là vô cùng cần thiết, để đảm bảo an toàn cho trẻ bị sởi, khi tắm cho trẻ các mẹ cần lưu ý:

  • Tắm cho trẻ bằng nước ấm, trong phòng kín gió và lau khô người bé sau khi tắm để giảm ngứa và không gây nhiễm trùng da..
  • Không tắm suồng sã, có thể dùng cách lau từng bộ phận cho trẻ, đầu tiên là mặt, cổ, sau đó đến tay, ngực, bụng, lưng, hai chân... Làm sạch phần nào thì thấm khô và quấn khăn cho bé phần đó rồi mới tiếp tục. Các mẹ nên làm nhanh và nhẹ nhàng.

vicare.vn-tre-bi-soi-co-duoc-tam-khong-body-2

3. Cách điều trị khi bé bị sởi

Bệnh sởi không có biện pháp điều trị chuyên biệt nào cả. Thông thường, hệ miễn dịch sẽ tự loại bỏ virus sởi trong vòng từ 7 đến 10 ngày. Điều trị sởi chủ yếu là điều trị triệu chứng, chăm sóc và phòng ngừa biến chứng. Với thể sởi lành tính, điều trị tại nhà. Cách ly trẻ tại phòng riêng ngay khi trẻ mới sốt và viêm họng; bảo đảm thoáng, sáng, tránh gió lùa; không cho tiếp xúc với những trẻ khác.

Hàng ngày vệ sinh da dẻ, răng – miệng – mắt để tránh nhiễm khuẩn, lở loét da: rửa mặt, lau mắt, lau người bằng nước ấm; thường xuyên lau miệng bằng khăn sạch, mềm (nhúng nước đã đun sôi để nguội). Với trẻ lớn, cho súc miệng nước muối (pha loãng có độ mặn như nước mắt). Nhỏ mắt, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mắt mũi chuyên dùng khoảng 3, 4 lần/ngày.

Để tránh lây nhiễm cho mình và những người khác, đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh. Rửa tay kỹ bằng xà phòng diệt khuẩn sau khi tiếp xúc với người bệnh. Rửa tay trước khi chế biến thức ăn cho người bệnh.

vicare.vn-tre-bi-soi-co-duoc-tam-khong-body-3

Các mẹ nên cho trẻ ăn nhiều rau chân vịt, cải trắng, cà rốt, củ cải, táo, lê,... sẽ cung cấp năng lượng cho trẻ, giúp trẻ nhanh chóng phục hồi sức khoẻ.

Không nên cho trẻ ăn các loại thức ăn chứa protein gây dị ứng như các loại thủy sản, cá rô, cá chép, cua, tôm càng, tôm nõn, cá diếc, sò, nghêu, các loại thịt dê, thịt chó, thịt gà, vịt, ngựa, lừa, các loại côn trùng như kén nhộng, các loại rau kích thích như ớt, rau thơm, các thứ gia vị thơm cay như hoa hồi, bột hạt cải... Bổ sung protein cho trẻ bằng cách cho uống sữa đậu nành.

Hi vọng rằng với những thông tin trong bài viết này của HoiBenh sẽ giúp các mẹ trả lời được câu hỏi "Trẻ bị sởi có được tắm không?" và chăm sóc các trẻ bị sởi tốt hơn. Nếu thấy bé có dấu hiệu nặng các mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.