Trẻ bị ngạt ối - phòng tránh như nào để con không gặp biến chứng?

Trẻ bị ngạt ối là trẻ sinh ra không thể hô hấp tự nhiên (còn gọi là ngạt nguyên phát) hoặc đã thở, đã khóc nhưng sau đó không thở tiếp được (còn gọi là ngạt thứ phát, nguyên nhân chủ yếu do kỹ năng của người hộ sinh, đỡ để). Cả 2 tình trạng này đều để lại biến chứng nguy hiểm như ốm yếu lâu dài, viêm phổi hoặc tàn phế thậm chí gây tử vong

Trẻ bị ngạt ối - phòng tránh như nào để con không gặp biến chứng? Trẻ bị ngạt ối - phòng tránh như nào để con không gặp biến chứng?

. Để hạn chế tình trạng này, mẹ cần biết cách phòng tránh, không để trẻ bị ngạt ối khi sinh.

Khi ở trong bụng mẹ, phổi của thai nhi không có không khí nên khi sinh ra, động tác thở đầu tiên của trẻ sơ sinh là hít vào. Nếu trong miệng, cổ họng hay hốc mũi của trẻ có các dịch ối, dịch âm đạo hay các loại dịch tiết khác thì trẻ sơ sinh sẽ hít tất cả chúng vào trong phổi và thanh khí quản của mình. Sau vài lần thở, trẻ sẽ bị ngạt do các đường hô hấp đã bị lấp kín.Trường hợp này gọi là ngạt thứ phát.

Vậy đề phòng trẻ ngạt ối khi sinh bằng cách nào?

vicare.vn-tre-bi-ngat-oi-biet-cach-phong-tranh-de-con-khong-gap-bien-chung-kho-luong-body-1

Đối với các mẹ, cần đến lựa chọn sinh tại cơ sở y tế có nữ hộ sinh chăm sóc theo dõi chuyển dạ và đỡ. Về phía cán bộ y tế, cần theo dõi chuyển dạ đúng quy trình, tránh trường hợp để chuyển dạ kéo dài quá 24 giờ đồng hồ ở tuyến cơ sở. Nếu đẻ theo phương pháp tự nhiên, phải luôn theo dõi cơn co tử cung và tim thai. Nếu trường hợp tim thai trên 165 nhịp/phút hoặc dưới 120 nhịp/phút là dấu hiệu báo hiệu suy thai, nếu không xử lý tốt điều này thì đây sẽ là nguyên nhân gây ra trẻ bị ngạt ối sơ sinh. Cần có sẵn hệ thống oxy trong phòng sinh để sử dụng khi cần thiết.

Trẻ sinh ra phải được xử lý tốt đờm dãi ở miệng, mũi và họng: cần lau sạch các dịch ở miệng, mũi và cuối cùng là ở họng trẻ khi đầu trẻ vừa xuất hiện. Dùng gạc sạch bọc vào đầu ngón tay để lau sạch đờm dãi ở khoang miệng của trẻ hoặc có thể dùng máy hút nhớt. Những biện pháp này có tác dụng đủ làm sạch và thông thoáng đường hô hấp trước khi trẻ hít vào. Trước kia phương pháp này được thay thế bằng động tác dốc ngược đứa trẻ lên khi vừa được sinh ra.

Khi trẻ bị ngạt, việc đầu tiên cần làm là phải làm thông thoáng đường hô hấp, loại bỏ hết những dịch nhầy mà trẻ hít phải khi lọt lòng. Nguyên nhân chính của việc ngạt này là bị suy thai trong khi chuyển dạ. Do đó, việc điều trị ngạt sau khi thai nhi ra đời phải rất khẩn trương. Việc khẩn trương hút dịch có thể được tiến hành cùng việc kiềm hóa máu cho trẻ sơ sinh bằng cách tiêm dung dịch bicarbonat vào tĩnh mạch rốn cho trẻ. Đặc biệt cần ủ ấm cho trẻ trong suốt quá trình điều trị ngạt ối, bảo đảm nhiệt độ phải bằng nhiệt độ khi trẻ còn nằm trong bụng mẹ, hô hấp hỗ trợ ngay bằng bóng ambu và ôxy.

Với trường hợp trẻ ngạt thứ phát, nghĩa là trẻ đã hít nhiều dịch vào đường khí quản, thì phải dùng ống hút cho vào sâu trong khí quản để hút cho thật sạch, trước khi hô hấp hỗ trợ. Khi không có dụng cụ có thể hút bằng mồm bằng cách đặt mồm vào mũi trẻ sơ sinh để hút, dùng tay đồng thời bịt kín miệng trẻ. Phương pháp hút này cũng có hiệu quả cao nhất là khi trẻ ngạt ở tuyến y tế cơ sở.

Để phòng tránh trẻ bị ngạt ối khi sinh, qua trọng nhất mẹ vẫn cần lựa chọn cơ sở y tế chất lượng, đội ngũ bác sĩ có tay nghề để đảm bảo tuyệt đối việc tránh sơ suất xảy ra khi sinh nở. Mẹ cũng cần chuẩn bị kiến thức cơ bản cho mình để tự bảo vệ mình cũng như bảo vệ con.