Trẻ bị bệnh quai bị có được tắm không?

Bệnh quai bị thường gặp khá nhiều ở trẻ em dưới 14 tuổi, những trẻ lớn hơn ít có nguy cơ bị hơn và những người từng mắc quai bị sẽ không bị tái phát. Bệnh quai bị nếu không được chữa trị đúng cách và cẩn thận rất dễ gây biến chứng viêm màng não, teo tinh hoàn – vô sinh ở bé trai vì

Trẻ bị bệnh quai bị có được tắm không? Trẻ bị bệnh quai bị có được tắm không?

Bệnh quai bị thường gặp khá nhiều ở trẻ em dưới 14 tuổi, những trẻ lớn hơn ít có nguy cơ bị hơn và những người từng mắc quai bị sẽ không bị tái phát. Bệnh quai bị nếu không được chữa trị đúng cách và cẩn thận rất dễ gây biến chứng viêm màng não, teo tinh hoàn – vô sinh ở bé trai vì vậy cần đặc biệt chú ý. Trong đó, có một vấn đề mà các bậc cha mẹ thường hỏi về bệnh quai bị là khi trẻ mắc bênh quai bị có tắm được không? Vì nhiều người nghe rằng khi bị bệnh quai bị cần kiêng gió và nước. Câu trả lời sẽ có ngay sau đây, mời bạn cùng tham khảo.

Bệnh quai bị là gì?

Quai bị là bệnh được ghi nhận trên toàn thế giới, còn có tên gọi khác là viêm tuyến mang tai, virus gây ra bệnh có tên khoa học là paramyxovirus. Bệnh khá lành tính, hầu hết chỉ cần chăm sóc đúng cách bệnh có thể tự khỏi.

Khả năng lây lan của bệnh mặt như bệnh sởi, người bình thường tiếp xúc với người bệnh rất dễ bị lây qua đường hô hấp, tuyến nước bọt. đối tượng mắc bệnh quai bị nhiều nhát chính là trẻ em từ 3 đến 5 tuổi, do đặc thù về khả năng miễn dịch còn yếu kém, lại thường xuyên ở các môi trường đông đúc như nhà trẻ, mẫu giáo nên khả năng mắc bệnh và lây lan rất cao.

Cách giúp bạn nhận biết bệnh quai bị sớm nhất?

Chứng quai bị thường ủ bệnh trong khoảng thời gian 15 – 24 ngày mới phát ra ngoài nhưng nếu tinh ý bạn vẫn có thể nhận ra chúng sớm để có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Những thông tin này không chỉ giúp bạn chăm sóc các con tốt hơn mà nó cũng có lợi cho chính bản thân bạn bởi quai bị cũng xảy ra nhiều ở những người trưởng thành như chúng ta.

Tuyến mang tai bỗng dưng bị sưng đau vài ngày rồi lại giảm đi, thông thường chỉ có 1 tai trái hoặc tai phải bị sưng, cũng có khi cả 2 tai sưng nhưng không cùng lúc với nhau.

Tuyến mang tai sưng đau nhưng không đỏ tấy, cảm giác đau ở bên trong nhiều hơn đau ngoài da.

Chán ăn, mệt mỏi, nhai nuốt khó, tuyến nước bọt không tiết ra nhiều như bình thường

Sốt, mê sảng, nếu người bệnh là nam giới cần thường xuyên kiểm tra tinh hoàn, nếu thấy sưng to cần cho đến viện gấp.

Trên đây chỉ là những dấu hiệu phổ biến của chứng quai bị, trên thực tế, có đến 25% người bệnh không có biểu hiện rõ rệt. Vì quai bị có thể bị lây từ người này sang người khác nên khi bị bệnh, hãy đảm bảo bệnh nhân được cách ly toàn bộ từ đồ dùng cá nhân đến đồ ăn thức uống, tránh tiếp xúc nhiều với những người xung quanh.

Trẻ bị bệnh quai bị có được tắm không?

Đây hẳn là thắc mắc của rất nhiều người mắc bệnh cũng như của nhiều bậc cha mẹ có con em mắc bệnh quai bị. Bởi theo quan niệm dân gian thì một số bệnh lây nhiễm như thủy đậu, quai bị phải kiêng nước, kiêng gió.


Giải thích về điều này, ThS – BS Nguyễn Kiên Cường (khoa y học dự phòng viện y học dự phòng quân đội) cho biết: khi mắc quai bị bạn vẫn có thể tắm cho bé như bình thường. Tắm sẽ giúp gột bỏ bụi bẩn, làm sạch cơ thể ngăn ngừa virus, vi khuẩn phát triển. Tuy nhiên cần tắm nhanh, tắm bằng nước nóng, tránh để bé ngâm mình trong bồn quá lâu hay tắm bằng nước lạnh.


Việc bổ sung vitamin C từ nước cam, chanh, bưởi cho bé là rất cần thiết để cơ thể tăng cường sức đề kháng, chống chọi với bệnh tốt hơn nhưng không phải cứ những đồ chua là giàu vitamin C như nhiều người lầm tưởng. Người bệnh không được ăn quả me, sấu, cóc chua vì chúng kích thích làm tăng tuyến nước bọt.

vicare.vn-tre-bi-benh-quai-bi-co-duoc-tam-khong-body-2

Những chú ý khi chăm sóc trẻ mắc quai bị

- Cần cho trẻ một chế độ nghỉ ngơi hợp lý: không cho trẻ vận động nhiều, đặc biệt trong trường hợp trẻ sưng tinh hoàn thì trẻ cần được nghỉ ngơi tuyệt đối, theo Vnexpress.

- Chế độ dinh dưỡng: không kiêng cữ, cần cho trẻ ăn uống đầy đủ, thông thường các bé bị quai bị ăn uống rất khó khăn, cần phải chọn thức ăn mềm, dễ nuốt, nhiều chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

- Nếu trẻ sốt cao hoặc quá đau, bố mẹ có thể cho trẻ uống thuốc giảm sốt.

- Bổ sung nước cho trẻ

- Không cho trẻ ra ngoài để tránh gió và tránh lây lan bệnh. Bố mẹ nên giữ trẻ trong nhà cho đến khi vùng sưng tấy có dấu hiệu giảm. Trẻ mắc bệnh không cho đến trường, các khu vực vui chơi công cộng vì có thể lây bệnh cho những bạn khác.

- Vệ sinh cá nhân và tẩy uế sát trùng các chất dịch tiết ra.

- Ngoài ra bố mẹ cũng không nên tự ý bôi hoặc đắp, phun những loại thuốc dân gian ở tuyến mang tai đề phòng nhiễm độc

Phòng tránh trẻ bị bệnh quai bị

Tránh cho trẻ tiếp xúc với bệnh nhân bị quai bị.

Gây miễn dịch chủ động bằng vắc xin. Các vắc xin quai bị đang được sử dụng là vắc xin sống giảm độc lực chỉ cần tiêm một mũi duy nhất vào dưới da. Virus đã được xử lý giảm độc lực khi tiêm vào cơ thể, không còn khả năng gây bệnh và có tác dụng kích thích cơ thể sản xuất ra kháng thể chống lại virus gây bệnh quai bị.

Để tránh cho trẻ bị tiêm nhiều mũi thuốc vắc xin hiện đã có loại vắc xin kết hợp chống 3 bệnh: Sởi, quai bị, rubella. Loại vắc xin kết hợp này được cơ thể dung nạp tốt, có tác dụng gây miễn dịch chắc chắn và bền vững.

Vắc xin không nên tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi, và tiêm mũi nhắc lại khi trẻ được 4 tuổi. Tuy nhiên nếu trẻ sống trong môi trường dịch bệnh, có thể tiêm ngừa từ 9 tháng tuổi. Không tiêm cho phụ nữ có thai, người bị dị ứng với vắc xin, người đang dùng thuốc gây giảm miễn dịch như: corticoid, thuốc điều trị ung thư, người đang điều trị với tia phóng xạ...Tuy nhiên, không phải cứ chích ngừa là sẽ phòng được bệnh. Trên thực tế, việc chủng ngừa chỉ có thể phòng bệnh được khoảng 80% nên sau khi chích ngừa vẫn cần có ý thức phòng bệnh.