Trẻ 2 tuổi vẫn chưa biết đứng và nói liệu có phải chậm phát triển?

Thông thường bé sẽ bắt đầu biết đứng và tập đi trong thời gian từ 12 - 14 tuổi. Đến khi 2 tuổi, bé đã có thể phát âm đầy đủ và nói “líu lo” trong nhà. Đối với trẻ đã 2 tuổi mà vẫn chưa biết đứng, chưa biết nói thì có thể là do thể chất của bé, bé chưa đủ khỏe mạnh hoặc là do trẻ chậm phát triển.

Trẻ 2 tuổi vẫn chưa biết đứng và nói liệu có phải chậm phát triển? Trẻ 2 tuổi vẫn chưa biết đứng và nói liệu có phải chậm phát triển?

Thông thường bé sẽ bắt đầu biết đứng và tập đi trong thời gian từ 12 - 14 tuổi. Đến khi 2 tuổi, bé đã có thể phát âm đầy đủ và nói “líu lo” trong nhà. Đối với trẻ đã 2 tuổi mà vẫn chưa biết đứng, chưa biết nói thì có thể là do thể chất của bé, bé chưa đủ khỏe mạnh hoặc là do trẻ chậm phát triển.

Nguyên nhân khiến bé chậm đứng

Chậm phát triển về vận động

Bé chậm đứng/đi có thể là do bị chậm phát triển về vận động như: 3 tháng không biệt lật, 7 tháng không biết ngồi, 18 tháng cũng chưa biết đi. Nguyên nhân của việc này có thể là do bé đã từng trải qua thời gian bị ốm và mắc các bệnh thông thường như viêm xoang, viêm họng, đau tai hoặc trẻ bị mắc các dị tật di chứng não, ngạt thở khi sinh, hạ đường huyết, vàng da nhân, sang chấn sản khoa, viêm màng não...

Suy dinh dưỡng

Trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương, sinh nhẹ cân cũng sẽ có nguy cơ bị chậm đứng hơn những đứa trẻ khác. Lúc này, trương lực cơ bị giảm, xương chân của bé không được vững chắc khiến cho bé gặp khó khăn trong việc đứng lên và tập đi.
vicare.vn-tre-2-tuoi-van-chua-biet-dung-va-noi-lieu-co-phai-cham-phat-trien-body-1

Dị tật xương chân

Đây cũng được coi là một nguyên nhân khiến trẻ chậm đứng, mặc dù khá hiếm gặp. Dị tật ở đoạn khớp với xương hông, bị chứng teo cơ bắp chân hoặc một số bệnh về cơ bắp cũng sẽ cản trở quá trình tập đi của bé.

Bệnh về thần kinh

Tổn thương ở não hoặc hệ thống thần kinh mắc phải sau khi sinh ra hay bẩm sinh cũng sẽ khiến cho trẻ chậm đứng do không có khả năng giữ được người cân bằng, não không chỉ huy được cơ thể vận động. Bé bị thiếu vitamin D cũng sẽ có nguy cơ bị chậm đi.

Trẻ chậm phát triển

Chậm đi là một trong những dấu hiệu khá cơ bản của việc chậm phát triển ở trẻ em. Không phải tất cả các bé chậm đi đều là do chậm phát triển cả về thể chất và trí tuệ, nhưng nếu trẻ đã 2 tuổi mà chưa biết đứng thì cha mẹ cần phải đưa đi khám bác sĩ để xem có phải trẻ chậm phát triển hay không. Ngoài ra, chậm đi cũng là dấu hiệu của trẻ mắc bệnh Down hay thiểu năng trí tuệ.

Nguyên nhân khiến bé chậm nói

Trục trặc vòm miệng

Tương tự như việc bé bị dị tật ở khớp xương khiến bé chậm đi, những trục trặc ở vòm miệng như với lưỡi, hàm ếch hoặc dây hãm ngắn sẽ là nguyên nhân khiến bé chậm phát triển về khả năng ngôn ngữ.
vicare.vn-tre-2-tuoi-van-chua-biet-dung-va-noi-lieu-co-phai-cham-phat-trien-body-2

Trục trặc trong khả năng nghe

Bé gặp trục trặc trong khả năng nghe cũng sẽ bị chậm nói, bởi tai mũi họng là ba bộ phận có mối liên hệ mật thiết với nhau. Trẻ khó nghe sẽ gặp những khó khăn trong việc hiểu, bắt chước và sử dụng ngôn ngữ.

Do tâm lý

Trẻ từ nhỏ nếu gặp phải những chuyện buồn hoặc những cú sốc tâm lý sẽ chậm nói và lầm lỳ, ít tiếp xúc với mọi người xung quan. Tuy nhiên, đôi khi gia đình quá cưng chiều hoặc bỏ bê trẻ cũng sẽ khiến cho bé bị ảnh hưởng tâm lý, từ đó sẽ có xu hướng thu mình lại, do đó càng khiến cho việc giao tiếp trở nên khó khăn hơn.

Trẻ chậm phát triển và mắc các bệnh về trí não

Cũng giống như ảnh hưởng của bệnh Down hay thiểu năng trí tuệ đối với khả năng đi đứng của bé, 2 căn bệnh này cũng là nguyên nhân khá quan trọng cản trở quá trình tập nói của trẻ. Down hay thiểu năng trí tuệ là triệu chứng cao nhất của trẻ chậm phát triển, và 2 bệnh này cũng sẽ kìm hãm sự phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ trong tương lai.
>>> Xem thêm: Các dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh chậm phát triển