Tràn dịch màng phổi ở trẻ em
Bệnh tràn dịch màng phổi ở trẻ em nguy hiểm hơn so với người trưởng thành, bởi cơ địa trẻ còn non yếu, hệ miễn dịch kém. Tràn dịch màng phổi ở trẻ em có thể gây suy hô hấp, tử vong nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời. Hãy tìm hiểu những thông tin liên quan tới bệnh tràn dịch màng phổi ở trẻ em qua bài viết sau đây.
Tràn dịch màng phổi ở trẻ em
Bệnh tràn dịch màng phổi ở trẻ em nguy hiểm hơn so với người trưởng thành, bởi cơ địa trẻ còn non yếu, hệ miễn dịch kém. Tràn dịch màng phổi ở trẻ em có thể gây suy hô hấp, tử vong nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời. Hãy tìm hiểu những thông tin liên quan tới bệnh tràn dịch màng phổi ở trẻ em qua bài viết dưới đây.
1. Tràn dịch màng phổi là gì?
Tràn dịch màng phổi là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng tích tụ dịch trong khoang trống giữa phổi và thành ngực. Đó chính là sự tích đọng dịch vượt quá mức cho phép ở khoang màng phổi, từ đó gây nên những biến đổi trên lâm sàng. Tràn dịch màng phổi là bệnh thường gặp trong các bệnh lý của hệ hô hấp con người.
2. Nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi ở trẻ em
Nguyên nhân trong phổi
Tràn dịch màng phổi do nhiễm trùng: Thường thứ phát sau các thương tổn phổi như viêm phổi, viêm màng phổi, ung thư phổi hoại tử hoặc bội nhiễm, áp xe phổi vỡ vào xoang màng phổi, hoặc có thể từ các cơ quan lân cận như gan, màng tim, trung thất,...
Trẻ bị suy tim: Suy tim gây ứ máu tĩnh mạch dẫn tới hiện tượng thoát dịch ra ngoài thành mạch máu theo đó gây nên tình trạng tràn dịch màng phổi.
Virus và vi khuẩn: Một số loại vi khuẩn gây mủ như tụ cầu, liên hoàn, phế cầu. cùng các loại virut tiên phát hoặc thứ phát. Một số bệnh ung thư như: Phế quản, phổi, màng phổi tiên phát hay do di căn của chúng vào phổi cũng gây ra tình trạng tràn dịch màng phổi.
Ngoài ra, các nguyên nhân khác như tăng ure huyết, Saccoidose, thương tổn ống ngực vỡ vào màng phổi cũng có thể gây tràn dịch màng phổi dưỡng trấp, dị ứng, chấn thương ngực, phẫu thuật lồng ngực, tai biến chọc dò màng phổi, ...
Nguyên nhân ngoài phổi và màng phổi
Nguyên nhân ngoài phổi thường gặp là do các bệnh lý ở tim như suy tim, xơ gan, suy thận, hội chứng thận hư, trẻ bị suy dinh dưỡng, bệnh tự miễn,...
Tuy nhiên, tràn dịch màng phổi ở trẻ thường gặp nhất là do vi khuẩn sinh mủ, thường gặp là phế cầu, liên cầu, tụ cầu vàng, E.coli, Klebsilla pneumoniae,...
3. Các triệu chứng của tràn dịch màng phổi ở trẻ em
Triệu chứng của tràn dịch màng phổi thường không đặc trưng, nó có thể nhẹ hoặc nặng tùy thuộc vào mức độ tràn dịch và viêm (nếu có). Các dấu hiệu ở trẻ bị tràn dịch màng phổi có thể là:
Khó thở
Đau ngực (khi hít thở sâu)
Sốt
Ho
Bởi vì bệnh tràn dịch màng phổi thường được gây ra bởi hay nói cách khác là biến chứng của các bệnh về hô hấp thường gặp do vậy những triệu chứng của các bệnh đó thường xuất hiện.
4. Chẩn đoán tràn dịch màng phổi
Khi nghi ngờ trẻ bị tràn dịch màng phổi, các bác sĩ sẽ kiểm tra các biểu hiện trên cơ thể, nghe nhịp tim, dùng một bộ gõ lên ngực,...
Để chẩn đoán chính xác tràn dịch màng phổi ở trẻ em, các bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm và kiểm tra phức tạp hơn.
Chụp X – quang: đây là bước đầu tiên và cơ bản nhất, nếu có khoảng trắng ở dưới đáy phổi thì tức là bị bệnh này.
Chụp cắt lớp (CT): một máy quét sẽ đưa ra những thông tin chi tiết hơn tràn dịch màng phổi.
Siêu âm: xem mức độ tràn dịch và hỗ trợ thoát dịch.
Xét nghiệm mẫu dịch: dùng một cây kim chọc vào khoang màng phổi; một lượng lớn dịch sẽ thoát ra, một lượng nhỏ đem đi xét nghiệm.
5. Các loại tràn dịch màng phổi
Có 2 loại chính của tràn dịch màng phổi:
Tràn dịch màng phổi không có biến chứng
Loại này là khi dịch ở màng phổi không quá lớn, khi nhiều hơn cũng thường chỉ gây ra các triệu chứng nhẹ, không gây ra bất kì vấn đề nghiêm trọng nào.
Tràn dịch màng phổi phức tạp
Đó là khi nhiễm trùng và viêm xảy ra nặng. Nếu không được điều trị, phần dịch màng phổi có thể cứng lại tạo thành một vòng thắt quanh phổi, gây suy giảm hô hấp.
Một cách phân loại khác nữa là
Transudative: Hiếm khi phải thoát dịch ra, trừ khi nó lớn quá. Chất dịch trong màng phổi có thành phần như bình thường. Nguyên nhân chủ yếu là do suy tim.
Exudative: Chất lỏng ở màng phổi dư thừa protein, có máu, có nhiễm trùng và viêm. Nguyên nhân chủ yếu là do viêm phổi và ung thư phổi. Tùy vào thể tích và mức độ nghiêm trọng của viêm, trẻ sẽ cần phải thoát dịch.
6. Điều trị tràn dịch màng phổi ở trẻ em
Tràn dịch màng phổi thường không nguy hiểm nhưng với trẻ em thì lại là một vấn đề nghiêm trọng do hệ miễn dịch còn yếu.
Chữa trị tràn dịch màng phổi thường chỉ đơn giản là điều trị các bệnh lý gây ra hiện tượng này. Chẳng hạn như:
Thuốc kháng sinh cho trẻ bị viêm phổi
Thuốc lợi tiểu cho trẻ bị suy tim xung huyết
Nếu dịch ở màng phổi quá lớn, viêm nhiễm nặng thì cần phải làm sao để thoát dịch ra, vừa giảm thiểu triệu chứng và vừa ngăn ngừa các biến chứng:
Chọc: đây là phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất
Mở ống ngực (Tube thoracotomy): rạch một đường nhỏ trên ngực, một ống hút nhựa sẽ được luồn vào trong, giữ trong vài ngày
Pleurodesis: một chất kích thích được tiêm vào khoang màng phổi
Dẫn lưu màng phổi (Pleural drain): với trường hợp tái phát nhiều lần, trẻ sẽ được lắp một ống thông định kì tại nhà
Bóc màng phổi (Pleural decortication): một loại phẫu thuật trong trường hợp viêm nhiễm nặng