Tràn dịch màng phổi không do lao

Một căn bệnh vẫn còn khá xa lạ đối với chúng ta hiện nay khi nhắc đến đó chính là tràn dịch màng phổi không do lao. Mặc dù căn bệnh này đã có thể được chữa khỏi hoàn toàn nhưng nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, bệnh nhân vẫn có thể bị đe dọa về tính mạng. Hãy cùng HoiBenh đi tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết dưới đây.

Tràn dịch màng phổi không do lao Tràn dịch màng phổi không do lao

Một căn bệnh vẫn còn khá xa lạ đối với chúng ta hiện nay khi nhắc đến đó chính là tràn dịch màng phổi không do lao. Mặc dù căn bệnh này đã có thể được chữa khỏi hoàn toàn nhưng nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, bệnh nhân vẫn có thể bị đe dọa về tính mạng. Hãy cùng HoiBenh đi tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết dưới đây.

Bệnh học tràn dịch màng phổi không do lao

Tràn dịch màng phổi không do lao là một trong những bệnh lý thường gặp của bộ máy hô hấp. Việc chẩn đoán xem màng phổi có bị tràn dịch hay không là điều tương đối đơn giản với nên y khoa hiện đại ngày nay. Tuy nhiên, vấn đề xác định rõ nguyên nhân để tìm cách điều trị thích hợp vẫn là việc tương đối khó khăn.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên bệnh và tốc độ tiến triển của bệnh mà dịch màng phổi sẽ có nhiều tính chất khác nhau về màu sắc (trong, vàng chanh, đỏ máu, trắng đục..), về sinh hóa (dịch thấm, dịch tiết...), về tế bào (bạch cầu, hồng cầu, tế bào nội mô...), về vi trùng và các tính chất khác.

Bệnh thường xảy ra ở những người có cơ địa xấu, ở những người từng có những bệnh mạn tính về nội tạng, mắc nhiều chứng bệnh về hô hấp. Hiện nay, nền y khoa phát triển nên đã hạn chế phần nào tỉ lệ tử vong và giảm nhẹ biến chứng của bệnh mà chỉ cần dùng thuốc kháng sinh là đủ.

vicare.vn-vn-tran-dich-mang-phoi-khong-do-lao-body-1

Nguyên nhân gây bệnh

- Do nhiễm trùng: xuất hiện sau các tổn thương tổn phổi như viêm màng phổi, ung thư phổi... hoặc có liên quan lây lan từ các cơ quan lân cận như gan, tim...

- Do ký sinh trùng Amip gây nên hoặc sán lá.

- Do dị ứng.

- Hội chứng Hodgkin giai đoạn nặng.

- Do bị chấn thương ngực (phẫu thuật lồng ngực, tai biến chọc dò màng phổi...) và một vài nguyên nhân khác.

Triệu chứng của bệnh tràn dịch màng phổi không do lao

Bệnh tràn dịch màng phổi không do lao có thể được phát hiện sớm nếu bệnh nhân có những triệu chứng sau:

- Sốt cao, cơ thể gầy nha chóng, biếng ăn, mặt hốc hác, lưỡi bẩn, nước tiểu ít và sẫm màu..

- Cảm giác đau xóc ngực dữ dội và cơn đau tăng lên khi ho hay thở sâu hoặc thay đổi tư thế.

- Hay xảy ra các cơn ho khan, đôi khi có kèm đờm trong hoặc đờm có cả mủ. Đôi khi cảm thấy khó thở.

- Lồng ngực bên bị thương tổn có độ gồ lên khá cao, da vùng thương tổn có hiện tượng sưng đỏ, phù nề.

- Trương hợp phổi bị tràn dịch quá nhiều có thể gây suy hô hấp cấp bao gồm một loạt các triệu chứng như khó thở nhiều, vã mồ hôi, tím môi và đầu chi, nhịp tim nhanh, huyết áp giảm.

Phương pháp điều trị bệnh

Đối với căn bệnh này thì nguyên tắc chuẩn khi chữa trị là nhanh – mạnh – hiệu quả. Và đa số các trường hợp chỉ cẩn điều trị bằng kháng sinh là khỏi. Ngoài ra, việc chữa bệnh còn phải dựa vào bệnh cảnh lâm sàng, tính chất dịch màng phổi, kinh nghiệm lâm sàng, yếu tố dịch tễ và diễn biến của bệnh để đưa ra phương pháp an toàn và nhanh nhất.

Dưới đây là một số phương pháp chữa trị theo nguyên nhân gây bệnh điển hình như:

- Do phế cầu, liên cầu: dùng loại kháng sinh Penicilline G 1-3 triệu đơn vị phối hợp với Gentamycine 3-4 mg/kg. Nếu bệnh nhân có phản ứng xấu với Penicillin thì có thể dùng Erythromycin 1500-2000 mg/ngày hoặc Roxycillin 150 mgx 3v/ngày thay thế.

- Do tụ cầu vàng: thường dùng kháng sinh loại Cefalosporine II: (Ceclor, Keflor...) liều 3-6 g/ngày chia 3 lần TB hay TM hoặc Cefalosporine III (Cefomic, cefobis, claforan, Rocéphin...) liều như trên (có thể phối hợp với một thuốc nhóm aminoside).

- Do vi khuẩn kỵ khí: có thể dùng Penicillin G liều 4- 12 triệu đơn vị/ngày phối hợp với Metronidazole 250 mg x 4-8 viên/ngày và thêm Gentamycine nếu cần. Nếu bệnh nhân có phản ứng xấu với Penicillin thì có thể dùng Clindamycin (Dalacin C) 300-450 mg x 4 lần/ngày hoặc Cefalosporine III liều như trên.

vicare.vn-vn-tran-dich-mang-phoi-khong-do-lao-body-2

Ngoài ra, trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần thực hiện đầy đủ những điều sau để giúp hỗ trợ chữa trị một cách hiệu quả:

- Nên nghỉ ngơi tại giường thường xuyên trong giai đoạn bệnh tiến triển và nhờ sự theo dõi của bác sĩ.

- Ăn những loại thức ăn mềm, nhẹ để hệ tiêu hóa không phải làm việc cực nhọc. Tuy nhiên vẫn cần cung cấp đầy đủ cho cơ thể các chất dinh dưỡng thiết yếu như đạm, vitamin nhóm B, C...

- Cần được cung cấp bù nước và điện giải, nhất là trong trường hợp bệnh nhân có biểu hiện sốt cao và phải lấy dịch màng phổi nhiều...

Bệnh được xem là khỏi hoàn toàn khi tình trạng của bệnh nhân có chuyển biến khá dần, sức khỏe dần hồi phục, ăn uống ngon miệng hơn và cảm giác dễ tiêu hóa. Đồng thời bệnh nhân không còn bị sốt cao và các triệu chứng của bệnh gần như biến mất hoàn toàn. Khi chụp X quang và chọc dò không còn phát hiện có dịch, xét nghiệm máu thấy bình thường.

Qua bài viết này, mong rằng bạn đọc đã hiểu rõ hơn về căn bệnh tràn dịch màng phổi không do lao. Khi phát hiện ra triệu chứng nghi ngờ bản thân mắc phải căn bệnh này, bạn hãy nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị bệnh kịp thời. Chúc bạn khỏe mạnh.