Trầm cảm sau sinh có thật sự dễ dàng chia sẻ không?
Trầm cảm sau sinh khá phổ biến hiện nay tuy nhiên nhiều bà mẹ vẫn chưa thực sự hiểu hết những dấu hiệu cảnh báo sớm hay nguy cơ để phòng bệnh.
Trầm cảm sau sinh có thật sự dễ dàng chia sẻ không?
Có tới 80% các bà mẹ mới sinh bị chứng "blue baby" đây là một dạng trầm cảm bắt đầu xuất hiện sau khi sinh không quá 2 tuần. Những triệu chứng bắt đầu khoảng 6 tuần sau sinh, và tỉ lệ bệnh tác động đến 10-20% những bà mẹ mới sinh.
Theo những triệu chứng của hội chứng "blue baby", như là lo lắng hay khóc, có thể hay bị kích động hoặc tâm trạng suy tư hơn. Phụ nữ trầm cảm sau sinh có thể chán ăn hoặc mất khả năng ngủ. Một vài cơn xung đột có thể tấn công. Một số nhỏ phụ nữ tin rằng họ không đủ khả năng chăm sóc con họ. Một số nhân tố khác muốn tự tử hoặc nghĩ theo hướng tiêu cực về em bé.
Thật không may, cộng đồng y họ đã hiểu nhầm và chẩn đoán sai về trầm cảm sau sinh. Trầm cảm sau sinh có thể tấn công bất kỳ người phụ nữ nào, ngay sau khi sinh con hoặc nhiều tháng sau đó. Đôi khi những người chăm sóc không đề cập đến những vấn đề mà người mẹ mới sinh thường xuyên có, không hiểu rõ triệu chứng hay sự thay đổi hooc-môn và thích nghi với các vấn đề trong thời kỳ làm mẹ.
Xã hội chúng ta khó để chấp nhận những ý nghĩ tiêu cực về thời kỳ làm mẹ hoặc về em bé. Khi những người mẹ bày tỏ cảm xúc như là sợ hãi, nổi cáu hay sự mâu thuẫn trong tư tưởng, họ có thể chiến đấu với chính họ và thu mình lại.
Vậy nguyên nhân nào gây trầm sau sinh? Hầu hết các chuyên gia đưa ra lý giải là do sự kết hợp hooc-môn, sinh hóa, tâm thần và tác động môi trường. Mặc dù các chuyên gia nghi ngờ rằng hooc-môn có thể đóng vai trò lớn trong trầm cảm sau sinh, chúng ta cũng biết rằng những người cha và người mẹ nuôi có thể cũng bị trầm cảm sau sinh, vậy chưa chắc lý do đã vì hooc-môn.
Một vài phụ nữ có nguy cơ bị trầm cảm sau sinh hơn người khác, sau đây là những nguy cơ:
- Bạn và bất kỳ ai trong gia đình có tiền sử bị trầm cảm hoặc các vấn đề về tâm thần, bạn sẽ tiếp xúc với việc lo lắng hoặc trầm cảm khi mang thai.
- Mang thai ngoài ý muốn, bạn không hạnh phúc khi mang thai.
- Bạn đời của bạn không hỗ trợ bạn.
- Bạn vừa mới ly hôn hoặc sống ly thân.
- Bạn vừa mới thay đổi cuộc sống nghiêm trọng như mất công việc hoặc di chuyển đến nơi làm việc khác khi bạn đang có em bé.
- Bạn bị biến chứng sau sinh.
- Bạn từng bị chấn thương khi còn trẻ con, hoặc bị nghiện chất, đến từ một gia đình không hòa thuận.
Hãy nhớ rằng, những nguy cơ trên không nhất thiết là nguyên nhân gây ra trầm cảm sau sinh. Nhiều phụ nữ có thể có những yếu tố trên nhưng không bao giờ bị trầm cảm. Hoặc chỉ cần bị một nguy cơ thôi cũng có thể bị trầm cảm.
Chúng tôi không biết chính xác tại sao trầm cảm sau sinh xảy ra với một người phụ nữ mà không bị với người khác. Chúng tôi biết rằng những nguy cơ cho biết một người phụ nữ dễ mắc. Nếu cô ấy biết cô ấy có nguy cơ, cô ấy có thể đưa ra những biện pháp phòng tránh thích hợp, như là chuẩn bị kế hoạch hỗ trợ trước khi cô ấy sinh em bé.
Điều quan trọng để biết điểm khác nhau giữa thay đổi cảm xúc thông thường sau sinh và sự cần thiết từ chuyên gia chăm sóc. Nó không chỉ là bạn cảm thấy những gì liên quan đến nhưng mức độ, tần xuất của cảm xúc sẽ ảnh hưởng.
Hơn thế nữa, những người mẹ mới sinh thường cảm thấy buồn và lo lắng trong những tháng đầu của trẻ. Nhưng nếu bạn khóc cả ngày và cho tới tối có cơn khủng hoảng tấn công thì bạn nên đi gặp bác sĩ.
Thêm vào đó nói chuyện với bác sĩ bạn có thể cần đi theo các bước đánh giá tinh thần. Những ý kiến này có thể đơn giản, nhưng nó cần người mẹ mới sinh phải có danh sách cập nhật để trả lời.
Cần phải chắc chắn những gì cần thiết nhất, như có ngủ đủ không và dinh dưỡng tốt chưa. Cố gắng tìm sự giúp đỡ từ những người xung quanh. Điều này có thể rất tốt để nói chuyện tâm sự với những bà mẹ mới sinh khác có kinh nghiệm cao hơn.
Nếu bạn cảm thấy tức giận và bạo lực tới trẻ của bạn, bạn nghĩ bạn không có đủ khả năng để chăm sóc trẻ mới sinh, hãy tới gặp bác sĩ ngay. Bạn không bị điên đâu, bạn cũng không phải bà mẹ tồi, mà trầm cảm sau sinh tác động đến bạn và bạn cần điều trị để cảm thấy tốt hơn.
Nguồn babycenter