Trầm cảm có thể lây sang con không?

Từ lâu, mọi người đều tin rằng thai nhi có thể bị tổn hại bởi những cảm xúc tiêu cực do mẹ mang lại. Để tìm hiểu hơn về việc trầm cảm có thể lây sang con không, HoiBenh sẽ cho bạn biết những thông tin cụ thể hơn về mối liên kết cả xúc giữa mẹ và con.

Trầm cảm có thể lây sang con không? Trầm cảm có thể lây sang con không?

1. Trầm cảm là gì và những dấu hiệu của bệnh

Theo một số nghiên cứu thì bệnh trầm cảm có thể lây sang con. Trầm cảm là một căn bênh ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành động và cảm xúc. Có khoảng 6% phụ nữa mắc chứng bệnh trầm cảm vào một khoảng thời gian nào đó trong cuộc sống. Con số này có thể tăng lên đến 10% đối với phụ nữ mang thai. Trong thai kỳ, những thay đổi nội tiết tố gây ảnh hưởng đến não bộ của trẻ, gây ra buồn phiền, lo âu và cuối cùng là dẫn đến trầm cảm.

- Biểu hiện thường gặp của bệnh trầm cảm bao gồm:

+ Thay đổi thói quen ngủ, nghỉ: Ngủ li bì, khó ngủ

+ Thay đổi sở thích ăn uống: Chán ăn, ham ăn hơn bình thường, thích ăn những món ăn trước đó không thích, ăn cay hơn bình thường...

+ Cơ thể mệt mỏi, ì ạch, thiếu sức sống

+ Tâm lý buồn bực, lo lắng, dễ cáu gắt không lý do

+ Hay khóc, tủi thân

+ Không còn hứng thú với những hoạt động yêu thích trước đó

+Ít dành thời gian cho con hơn

vicare.vn-tram-cam-co-lay-sang-con-khong-body-1

2. Bệnh trầm cảm có lây sang con không?

Trên thực tế, bệnh trầm cảm có những ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe và tâm lý người mẹ, thông qua đó ảnh hưởng đến bé.

Người mẹ mắc bệnh trầm cảm sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi chăm sóc con, có thể cáu gắt, quát mắng và có những phản ứng tiêu cực với bé, dù bé không làm gì sai. Chính sự quan tâm không đầy đủ, thiếu sự yêu thương, chăm sóc của mẹ khiến bé vốn vẫn còn bỡ ngỡ với môi trường bên ngoài bụng mẹ cảm thấy sợ hãi, từ đó bé sẽ bỏ ăn, quấy khóc.

Bé khi sinh ra hoàn toàn như một “tờ giấy trắng”, cách đối xử, chăm sóc của người mẹ sẽ được bé ghi nhớ và học lại. Chính vì vậy, bệnh trầm cảm có thể lây sang con bằng cách phản chiếu này.

Bé bị trầm cảm có thể đẫn đến những hậu quả sau:

- Sợi dây tình cảm mẹ - con bị ảnh hưởng, bé khó chịu thậm chí sợ hãi khi ở cùng mẹ

- Khó ngủ, quấy khóc, lười ăn

- Có thể bé sẽ bị đau bụng

- Chậm phát triển thể chất và trí não

- Trở nên thụ động với xung quanh, biểu hiện là lười giao tiếp, nói chuyện

- Nếu nghiêm trọng, có thể dẫn đến tự kỷ, tăng động

3. Cách khắc phục bệnh trầm cảm

Bệnh trầm cảm ở mẹ với mức độ nhẹ có thể được cải thiện bằng chế độ ăn uống, tập luyện cùng sự quan tâm, chăm sóc của gia đình. Phụ nữ mắc bệnh trầm sau trước hoặc sau sinh có thể tập yoga, ngồi thiền, tham gia các câu lạc bộ bà mẹ mang thai, bà mẹ sau sinh... để cân bằng lại cảm xúc, tâm lý, nhằm đẩy lùi những suy nghĩ tiêu cực dẫn đến trầm cảm

Bệnh trầm cảm ở mức độ nặng cần đến gặp bác sĩ để tham khảo cách khắc phục và dùng thuốc. Các thuốc trầm cảm dùng cho phụ nữ mang thai hoặc sau sinh đều được kiểm nghiệm nghiêm ngặt để không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Bệnh trầm cảm có thể sang con. Tuy nhiên, không nên vì vậy mà lo lắng, sợ hãi khiến cho tình trạng bệnh lý càng thêm nghiêm trọng. Giai đoạn mang thai và sau sinh là khoảng thời gian rất nhạy cảm với phụ nữ. Lúc này, vai trò của người chồng, gia đình và người thân trở nên đặc biệt quan trọng – Nên động viên, an ủi và quan tâm tới người mẹ nhiều hơn để phòng tránh bệnh trầm cảm