Trà giảm mỡ máu giảo cổ lam có công dụng thế nào?
Trà giảo cổ lam đang được lưu hành trên thị trường hiện nay là loại trà được chế biến trực tiếp từ các nguyên liệu lá, cành và thân cây giảo cổ lam. Giảo cổ lam được biết đến là một loại thần dược, tuy nhiên nó cũng là thuốc nên khi sử dụng cần có liều lượng và sự chỉ dẫn đúng của thầy thuốc thì việc dùng mới an toàn và có lợi cho sức khỏe. Cùng tìm hiểu về trà giảm mỡ máu giảo cổ lam trong bài viết sau.
Trà giảm mỡ máu giảo cổ lam có công dụng thế nào?
Trà giảo cổ lam là gì?
Giảo cổ lam là một cây thuốc quý, còn gọi là cây trường sinh, cỏ thần kỳ, lần đầu tiên được ghi trong sách cổ “Nông chính toàn thư hạch chú” quyển hạ năm 1639. Từ ngày xưa, trà giảo cổ lam được sử dụng cho vua chúa để tăng sức khoẻ, kéo dài tuổi thọ và làm đẹp. Như vậy, giảo cổ lam là một dược liệu rất quý hiếm được phát hiện và sử dụng lần đầu ở Nhật Bản với tên gọi cây thuốc trường sinh. Ở Trung Quốc gọi là Jiaogulan, cây sâm nam. Các nhà khoa học Trung Quốc, Nhật Bản khi nghiên cứu về cây này đã rất ngạc nhiên về những lợi ích cho sức khỏe mà nó mang lại cho con người.
Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học Việt Nam đã phát hiện giảo cổ lam ở vùng núi Phanxipăng, Sa Pa (tỉnh Lào Cai) và xác định đúng là cây Gynostemma pentaphyllum. Qua nghiên cứu cho thấy, giảo cổ lam Việt Nam có chất lượng tương đương với giảo cổ lam của Nhật Bản và Trung Quốc.
Thành phần của trà giảo cổ lam
Thành phần chính của giảo cổ lam là flavonoid và saponin. Khoa học đã nghiên cứu và chứng minh rằng, trong giảo cổ lam chất Saponin rất giống nhân sâm và có tới hơn 80 loại (nhân sâm chỉ có hơn 20 loại). Loại thảo dược này còn chứa các vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe như selen, kẽm, mangan, sắt, phốt pho... Theo nghiên cứu, cây giảo cổ lam 7 lá là loại có chứa nhiều hoạt chất saponin nhất, gấp 3 – 4 lần nhân sâm. Những người dân ở vùng núi cao thuộc tỉnh Quý Châu, Trung Quốc thường xuyên uống cây này và họ thường sống trên 100 tuổi... Các nghiên cứu của y dược học hiện đại đã chứng minh tác dụng sinh học quý của vị dược liệu giảo cổ lam với một số lợi ích điển hình.
Trà giảm mỡ máu giảo cổ lam có công dụng thế nào
Đối với đường huyết
Về tiểu đường, năm 2011, nghiên cứu của TS. Vũ Thị Thanh Huyền (ĐH Y Hà Nội) trên các bệnh nhân có chỉ số đường huyết trong khoảng 9 đến 14 mmol/l, sử dụng giảo cổ lam với mức liều 6g/ngày (tương đương 3 gói trà giảo cổ lam 2g), trong thời gian 12 tuần. Kết quả: trà giảo cổ lam làm giảm đường huyết xuống 3mmol/l so với nhóm chứng không sử dụng. Đặc biệt, các nhà khoa học Thụy Điển và Viện Dược liệu Trung ương đã phát hiện, trong cây giảo cổ lam chứa hoạt chất phanosid, có tác dụng ổn định đường huyết cho những bệnh nhân đái tháo đường type 2, thông qua việc kích thích tuyến tụy tiết insulin và tăng sự nhạy cảm của tế bào với insulin.
Đối với huyết áp, tim mạch và cholesterol:
Về huyết áp, các thử nghiệm lâm sàng tại bệnh viện cho thấy, giảo cổ lam giúp hạ mỡ máu cao và huyết áp, hạ đường huyết, rất tốt cho tim mạch... nhất là đối với cholesterol toàn phần. Điều trị cho kết quả tốt, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, chống huyết khối và bình ổn huyết áp, phòng ngừa các biến chứng tim mạch, não. Ngoài ra, các Flavonoid (chất có tác dụng chống lão hóa mạnh) trong giảo cổ lam cùng nhiều acid amin tan trong nước, các vitamin, nhiều nguyên tố vi lượng, đặc biệt giàu canxi hữu cơ... giúp tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa, tăng khả năng chịu đựng của cơ tim, giúp tiêu hóa tốt, ăn ngủ tốt.
Với mỡ máu cao, giảo cổ lam cũng được chỉ ra khả năng làm hạ mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng: Các saponin trong giảo cổ lam giúp giảm cholesterol toàn phần, giảm triglycerid, giảm LDL (một loại cholesterol xấu), đồng thời làm tăng HDL (một loại cholesterol tốt) với hiệu quả được ghi nhận từ 67% đến 93%.
Nhưng vì việc sử dụng quá liều không được sự chỉ định của thầy thuốc rất có thể làm hạ hàm lượng cholesterol toàn phần dẫn đến thiếu hụt cholesterol.
Còn việc giảo cổ lam sử dụng trong trị liệu ung thư chỉ mang khả năng hỗ trợ chứ không như một số người nhầm tưởng là thuốc trị bệnh ung thư.
Tóm lại, trà giảo cổ lam có những tác dụng chính như giúp bình ổn huyết áp, chống kết tụ tiểu cầu, làm tan huyết khối, ngăn ngừa xơ vữa mạch, các tai biến về tim, mạch, não. Chống lão hóa, ngăn ngừa stress, giúp ăn ngon miệng, ngủ ngon giấc. Ngăn ngừa ung thư não, phổi, dạ dày, thận, vú, tử cung, da, tuyến tiền liệt, tuyến giáp.
Ngoài ra giảo cổ lam giúp bệnh nhân sau phẫu thuật, chiếu tia xạ, truyền hóa chất ăn ngủ tốt, mau hồi phục sức lực. Hỗ trợ giảm đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường, dẫn đến giảm các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra. Làm tăng miễn dịch của cơ thể, bảo vệ gan khỏi tác hại của hóa chất, rượu. Chữa các trường hợp viêm phế quản mãn tính, mất ngủ, béo phì.
Từ thực tế sử dụng qua hàng triệu người cho thấy, giảo cổ lam Việt Nam có thể giúp hạ huyết áp tốt (có trường hợp huyết áp tâm thu hạ từ 180 xuống còn 120), hạ đường huyết từ trên 12mml/l xuống còn 6mml/l hoặc có thể giảm được 5 – 6kg với những người béo phì.
Tuy vậy, không thể sử dụng tùy tiện vị thuốc này mặc dù chưa có kết quả nghiên cứu khoa học thực nghiệm nào chứng minh những vấn đề cần lưu ý dưới đây.
Cách sử dụng trà giảo cổ lam giảm mỡ máu
Sau khi thu hái, người ta chỉ dùng lá của cây giảo cổ lam để làm trà giảo cổ lam vì lá là bộ phận có nhiều dược chất nhất. Rửa sạch lá giảo cổ lam, rồi đem phơi nắng cho khô. Thông thường, người bán sẽ băm nhỏ lá giảo cổ lam để người dùng dễ sử dụng. Ngoài ra, giảo cổ lam cũng thường được chế biến thành dạng túi lọc.
Chuẩn bị
- 20g giảo cổ lam
- Ấm trà
- Nước đun sôi
Cách pha
Mỗi lần dùng giảo cổ lam để pha trà, bạn chỉ nên sử dụng khoảng 20g. Cho giảo cổ lam vào ấm trà và pha với nước sôi. Đợi dược chất giảo cổ lam ngấm ra, bạn có thể sử dụng. Nước trà đun từ giảo cổ lam có thể uống thay nước trong ngày.
Bạn nên uống trà giảo cổ lam vào buổi sáng và đầu giờ chiều bởi đây là thời gian mà loại thảo dược này có thể giúp bạn cảm thấy minh mẫn, tỉnh táo và làm việc tốt hơn. Không nên dùng trà giảo cổ lam vào buổi tối trước khi đi ngủ vì nó có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây khó ngủ.
Đối tượng sử dụng trà giảo cổ lam
Những người nên sử dụng giảo cổ lam:
- Người bị mỡ máu, tim mạch, huyết áp cao, đái tháo đường
- Người thường xuyên mệt mỏi, căng thẳng, khó ngủ, đau đầu...
- Người bị ung thư, u bướu
- Người bị gan nhiễm mỡ, xơ gan, suy gan...
- Các đối tượng muốn tăng cường sức đề kháng.
Những người không nên sử dụng giảo cổ lam:
- Phụ nữ đang mang thai
- Phụ nữ đang cho con bú
- Trẻ em dưới 6 tuổi
- Người đang dùng thuốc chống đào thải khi cấy ghép
- Người bị chứng “hư hàn”: chân tay lạnh, chịu rét kém, hay đổ mồ hôi, mệt mỏi, đuối sức, hơi thở ngắn...
Liều dùng thông thường của trà giảo cổ lam là gì?
Trà giảo cổ lam có tác dụng hạ đường huyết rất nhanh nhờ cơ chế tăng tiết insulin. Vì vậy, đừng quá lạm dụng loại thảo mộc này bởi có thể dẫn đến trường hợp nguy hiểm khi bị hạ đường huyết đột ngột.
Nhìn chung, liều dùng giảo cổ lam đối với mỗi người khác nhau. Liều lượng này thường dựa trên tuổi tác, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Tuy nhiên, mỗi ngày bạn không nên dùng quá 70g giảo cổ lam. Hãy thảo luận với bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.
Tác dụng phụ khi dùng trà giảo cổ lam?
Trà giảo cổ lam là một loại thảo dược nếu được sử dụng đúng cách sẽ đem đến rất nhiều lợi ích về sức khỏe và giúp phòng chống bệnh tật. Tuy nhiên, nếu sử dụng sai có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
- Mất ngủ, khó ngủ
Nếu trước khi đi ngủ mà bạn dùng giảo cổ lam thì rất dễ dẫn đến mất ngủ. Nguyên nhân là do giảo cổ lam có thể gây kích thích thần kinh, tăng hưng phấn. Vì vậy, bạn chỉ nên dùng giảo cổ lam vào buổi sáng và đầu giờ chiều để giúp cơ thể tỉnh táo và làm việc hiệu quả hơn.
- Hạ huyết áp
Giảo cổ lam có tác dụng giúp hạ huyết áp. Tuy nhiên, nếu bạn lạm dụng vị thuốc này quá mức thì có thể khiến huyết áp bị giảm một cách đột ngột, dẫn đến tình trạng cơ thể luôn mệt mỏi. Do đó, mỗi ngày bạn chỉ nên dùng khoảng 60 – 70g ngày, đối với người bị huyết áp thấp, tốt nhất là nên dùng trà vào lúc ăn no hoặc có thể cho thêm vài lát gừng.
- Đầy bụng
Nếu bạn uống trà giảo cổ lam để qua đêm thì rất dễ bị đầy bụng. Nguyên nhân là do sau một đêm, trà sẽ bị biến chất. Vì vậy, người dùng chỉ uống trà trong ngày, không uống trà giảo cổ lam để qua đêm.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.
Trước khi dùng trà giảo cổ lam, bạn nên biết những gì?
- Không được sử dụng giảo cổ lam quá liều quy định bởi có thể dẫn đến ngộ độc.
- Nếu bạn bị hạ đường huyết, huyết áp thấp thì hãy uống sau khi ăn no. Bạn có thể cho thêm gừng hoặc một ít đường để dễ uống hơn.
- Nếu bạn dùng trà giảo cổ lam để giảm cân thì phải kết hợp với một chế độ ăn hợp lý mới có tác dụng rõ rệt.
- Tuyệt đối không dùng trà giảo cổ lam đã để qua đêm, trà đã để rất lâu hoặc đun đi đun lại quá nhiều lần. Tốt nhất, bạn nên dùng hết trong ngày vì nếu để qua đêm, trà sẽ bị biến chất, không tốt cho hệ tiêu hóa.
- Sau khi uống trà giảo cổ lam, bạn có thể sẽ có cảm giác nóng người, tăng huyết áp nhẹ, khô miệng, khát nước. Vì vậy, bạn nên uống thêm nước lọc. Sau một thời gian, cơ thể sẽ tự điều chỉnh lại và các triệu chứng trên sẽ tự biến mất.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú; đang dùng những loại thuốc khác; hay dị ứng với các loại thảo mộc khác; mắc phải các căn bệnh nào khác; bị dị ứng thực phẩm, thuốc nhuộm, động vật...
Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng giảo cổ lam với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.
Xem thêm :
- Giảm mỡ máu bằng đông y vừa hiệu quả vừa an toàn
- Cách làm giảm mỡ máu bằng vỏ bưởi hiệu quả nhanh chóng
- Cách làm giảm mỡ máu bằng vỏ bưởi hiệu quả nhanh chóng