Top 5 điều bác sĩ khuyến cáo nên làm cho em bé của bạn
vậy tại sao bạn không chia sẻ điều đó cho bác sĩ của bạn. Sau đây là top 5 điều bác sĩ mong muốn bạn làm cho em bé của bạn.
Top 5 điều bác sĩ khuyến cáo nên làm cho em bé của bạn
Bạn gặp nhiều khó khăn cho việc chăm sóc em bé của bạn và không biết chia sẻ với ai, vậy tại sao bạn không chia sẻ điều đó cho bác sĩ của bạn. Sau đây là top 5 điều bác sĩ khuyến cáo bạn nên làm cho em bé của bạn. Nó sẽ làm cho công cuộc chăm sóc con của bạn dễ dàng hơn.
1. Gọi cho bác sĩ khi bạn gặp khó khăn khi cho con bú
Nhiều bà mẹ mới gặp khó khăn khi cho con bú, đặc biệt là trong những tuần đầu tiên sau sinh và khi họ trở lại làm việc. Nhưng trước khi bạn bỏ cuộc, hãy yêu cầu sự giúp đỡ từ một người có chuyên môn - và chúng tôi không có ý đó phải là một bác sĩ.
"Các trung tâm nhi khoa thường không cung cấp sự hỗ trợ khi bạn cho con bú nhiều," bác sĩ nhi khoa Alanna Levine nói. "Nhưng nếu bạn đang gặp vấn đề với bơm hoặc với ít sữa, các chuyên gia có thể tư vấn cho bạn nhiều phương pháp và kỹ thuật cho con bú mà bạn có thể thử." Có một cách rất đơn giản. Ban đầu hãy thử hỏi một người mẹ cũng đang cho con bú và gặp vấn đề như bạn hoặc người đã từng sử dụng dịch vụ tư vấn cho con bú, hoặc kiểm tra chi nhánh địa phương của La Leche League.
Nếu bạn có thể ở trong đó ít nhất là bốn tháng, nó sẽ tạo ra một thay đổi lớn cho bé. "Cho con bú trong vòng một tháng có thể cung cấp một số lợi ích," Nancy Krebs, một chuyên gia bác sĩ nhi khoa và dinh dưỡng nói, "nhưng các nghiên cứu cho thấy việc giảm viêm tai, tiêu chảy cao hơn ở những em bé được bú mẹ hoàn toàn (hoặc gần như vậy ) trong bốn tháng đầu tiên. "
2. Cho con uống nước ép hoa quả sau sáu tháng
"Nước ép là không cần thiết, đặc biệt là trong năm đầu tiên," bác sĩ nhi khoa Sindhu Philip nói. "Sữa mẹ, sữa bột, và nước có chứa tất cả các chất dinh dưỡng bé cần. Thêm vào đó, trẻ có thể phát triển sở thích đồ ngọt nếu được uống nước trái cây và các loại thực phẩm có đường sớm."
Philip đề nghị không cho bé uống nước ép cho đến khi ít nhất 6 và tốt nhất là 9 tháng tuổi, sau đó bạn hãy nói chuyện với bác sĩ của em bé trước đó. Nếu bạn cho bé uống nước ép, hãy cho bé uống trong một bình snippy hơn dùng chai, để em bé của bạn uống từng ngụm chứ không phải hút liên tục.
Để ngăn ngừa sâu răng, không để cho bé ngậm bình sippy quá dài, và không cho bé uống trước khi đi ngủ. Nên cho bé uống 100 phần trăm nước trái cây, tiệt trùng hơn là "nước trái cây" đã thêm đường bổ sung và phụ gia. Học viện Nhi khoa Mỹ nhấn mạnh lợi ích của trái cây tươi trong nước, nhưng cũng nói thêm rằng nếu bạn cho con mình uống nước ép, hãy hạn chế nó từ 1/2 đến 3/4 chén cho trẻ em từ 1-6 tuổi.
3. Đừng vội vàng nâng cao khả năng ăn uống của bé
Nhiều cha mẹ rất muốn con nhanh ăn đươc các thức ăn rắn, vì thế đã vô tình đẩy cho con ăn những thứ mà con chưa phát triển đủ để sẵn sàng để xử lý. "Khí quản của một người về chiều rộng chỉ bằng ngón út của họ", bác sĩ nhi khoa Jennifer Shu nói. "Bất cứ điều gì đó là quá lớn - đặc biệt là nếu nó cứng hoặc trơn – nó có thể bị kẹt Trẻ thậm chí có thể nghẹn ngũ cốc nếu bé không có răng và chưa nhai gì."
Một khả năng nguy hiểm khác mà cô thường thấy ở nhiều cha mẹ đó là : Đưa con cả quả nho, miếng hoặc thanh cà rốt và bơ đậu phộng. Shu khuyên bạn nên chờ đợi cho đến khi răng hàm của bé mọc trước khi bạn cho con ăn bất cứ điều gì khác so với thức ăn mềm đã được xắt nhỏ hoặc dễ nhai.
4. Bắt đầu đánh răng bé ngay khi bé có răng
Nhiều bậc cha mẹ tự nhủ với bản thân rằng bé rồi sẽ thay răng, vậy tại sao phải bận tâm? Nhưng răng sữa phục vụ như giữ chỗ cho răng vĩnh viễn, do đó bạn sẽ phải giữ chúng cho đến khi chúng hoàn thành mục đích này. Bạn cũng muốn bỏ qua bé của bạn việc chăm sóc răng vì bạn có thể nghĩ rằng chỉ có người lớn phải gặp phải. "Tôi đã nhìn thấy rất nhiều những em bé phải rút tủy răng do sâu răng ," Shu nói. Ngoài ra, đôi khi sâu răng có thể lây lan từ một chiếc răng sữa vào răng vĩnh viễn mọc sau nó.
"Bắt đầu vệ sinh răng miệng ngay sau khi bạn thấy bé mọc răng, hoặc thậm chí trước đó - bạn có thể lau sạch nướu cho bé bằng một chiếc khăn trước khi đi ngủ , bạn giúp cả hai có thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi đi ngủ."
5. Tìm sự hỗ trợ từ bạn bè và gia đình để phát hiện bệnh trầm cảm sau sinh
Trong khi hầu hết phụ nữ - khoảng 80 phần trăm – vượt qua rất nhanh hội chứng "baby blues", khoảng 10 đến 20 phần trăm bị trầm cảm sau khi sinh, còn gọi là PPD. PPD là chứng trầm cảm nghiêm trọng và nếu không được điều trị, nó có thể có dẫn đến hậu quả nguy hiểm cho trẻ sơ sinh cũng như các bà mẹ. Nghiên cứu cho thấy rằng PPD cản trở sự gắn bó mẹ và bé, và trẻ sinh ra từ các bà mẹ mắc PPD có nhiều khả năng khóc thường xuyên, chậm phát triển ngôn ngữ, và có vấn đề về hành vi sau này.
PPD có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong năm đầu tiên sinh con, Levine nói. Bởi vì phụ nữ với PPD thường không nhận ra họ đang chán nản, bà khuyên hãy nói với bạn bè, gia đình và chồng để ý các dấu hiệu sau: Cảm thấy buồn và không quan tâm đến cuộc sống, có vấn đề về ăn hoặc ngủ (hoặc ngủ quá nhiều) , xa lánh bạn bè và gia đình, cảm giác vô giá trị, có những suy nghĩ về việc muốn làm hại em bé, hoặc có mong muốn không nhìn thấy em bé.
Tìm kiếm thông tin sức khỏe tại chuyên mục Sống khỏe của HoiBenh.
Nguồn: Baby Center