Tổng quan về trật khớp vai

Trật khớp vai là loại chấn thương thường gặp ở những người trẻ do viền sụn và bao khớp bị bong ra. Bệnh lý này rất dễ tái phát nhiều lần, làm hạn chế hoạt động của cánh tay cũng như đời sống hàng ngày của người bệnh. Vậy làm thế nào để điều trị và ngăn chặn những biến chứng của trật khớp vai một cách hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn đọc cái nhìn tổng quan nhất...

Tổng quan về trật khớp vai Tổng quan về trật khớp vai

Trật khớp vai là loại chấn thương thường gặp ở những người trẻ do viền sụn và bao khớp bị bong ra. Bệnh lý này rất dễ tái phát nhiều lần, làm hạn chế hoạt động của cánh tay cũng như đời sống hàng ngày của người bệnh. Vậy làm thế nào để điều trị và ngăn chặn những biến chứng của trật khớp vai một cách hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn đọc cái nhìn tổng quan nhất về bệnh lý trật khớp vai.

vicare-tong-quan-ve-trat-khop-vai-body-1

Nguyên nhân gây nên trật khớp vai

Trật khớp vai là tình trạng phần chỏm xương cánh tay trật ra khỏi ổ chảo khiến dây chằng bao quanh khớp và sụn viền bị rách, ngoài ra có thể kèm theo hiện tượng dập, gãy cánh tay. Cơ chế của trật khớp vai phổ biến là do phản xạ chống tay hoặc chống khuỷu tay khi ngã, cánh tay dạng hai bên, đưa ra sau và xoay ra phía ngoài. Ngoài ra, tổn thương khớp vai cũng có thể do tai nạn xe, tai nạn lao động trong quá trình mang vác vật nặng trên tay.

vicare-tong-quan-ve-trat-khop-vai-body-4

Những biến chứng của trật khớp vai

Tổn thương thần kinh

Biến chứng này có thể chiếm đến 15% các trường hợp bị trật khớp và biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau từ tê liệt nhẹ thần kinh mũ đến liệt nặng thần kinh cánh tay. Nếu tình trạng liệt kéo dài trong thời gian quá 3 tháng thì người bệnh có thể liệt hoàn toàn và không hồi phục.

Tổn thương mạch máu

Theo thống kê của Guibe, có tới 78 ca bệnh trật khớp vai bị tổn thương mạch máu vào năm 1911. Ngoài ra, vào năm 1942, theo J.P. Calvé, trong 90 trường hợp mắc bệnh thì có tới 6 – 10% gặp phải tình trạng tắc động mạch hoặc đứt động mạch vai dưới do những tổn thương sau những va đạp, chấn thương.

Bị đau xung quanh vùng khớp vai

Biến chứng này rất hay gặp ở những người lớn tuổi bị trật khớp vai. Tình trạng đau thường kéo dài dai dẳng, gây khó chịu trong sinh hoạt và công việc hàng ngày. Hiện nay, với sự phát triển của y học hiện đại, các bác sĩ có thể quan sát rõ ràng những tổn thương từ phần mềm đến xương khớp vai thông qua chụp CT để hạn chế tối đa di chứng đau đớn này.

vicare-tong-quan-ve-trat-khop-vai-body-7

Chẩn đoán trật khớp vai như thế nào?

Bệnh lý trật khớp vai thường được chẩn đoán dựa trên những dấu hiệu lâm sàng và chụp X quang. Theo đó, các biểu hiện lâm sàng của trật khớp vai thường bao gồm:

- Phần vai bên trật thường ngắn hơn, có dấu hiệu gù vai

- Nếu sờ sẽ thấy phần ổ chảo lõm

- Cánh tay dạng khoảng 20 độ, phần khuỷu tay xa thân mình, ấn khuỷu vào thân khi thả ra thì bật lại về vị trí cũ

Đối với chụp X quang, bác sĩ sẽ dựa vào hình ảnh thu được để xác định kiểu trật và xác định xem có dấu hiệu bong sụn phần khớp vai hay không.

vicare-tong-quan-ve-trat-khop-vai-body-8

Phương pháp điều trị trật khớp vai

Trường hợp trật khớp vai lần đầu

- Tiến hành vô cảm bằng gây mê để nắn phần khớp vai nhẹ nhàng, đồng thời thoa thêm thuốc dãn cơ tại vùng điều trị

- Điều trị bằng phương pháp Hypocrat: Bệnh nhân được đặt nằm ngửa, bác sĩ sẽ đặt gót chân vào vùng nách, phần chân đặt vào thành ngực rồi tiến hành kéo cánh tay từ từ dạng 20 độ và kèm theo xoay nhẹ tay. Khi nghe thấy tiếng kêu nhẹ là chỏm đã trùng vào vụ trí ổ khớp

- Nằm bất động bằng phương pháp băng Desault khoảng 3 – 4 tuần. Đối với những bệnh nhân độ tuổi trên 40, thời gian băng sẽ khoảng 2 tuần và sau đó tiếp tục tập luyện vật lý trị liệu phần khớp vai.

vicare-tong-quan-ve-trat-khop-vai-body-3

Trường hợp trật khớp vai tái phát

- Với bệnh nhân mới tát phát từ 3 – 8 tuần, bác sĩ có thể chỉ định nắn lại theo phương pháp Hypocat, thao tác nhẹ nhàng để tránh tình trạng gãy cổ xương cánh tay

- Sau thời gian 8 tuần, trật khớp vai không thể điều trị bằng cách nắn mà bắt buộc phải tiến hành phẫu thuật để đặt lại khớp

- Trường hợp tái phát trật khớp vai lặp lại trên 10 lần, quá trình điều trị khá phức tạp và tiến hành chủ yếu dựa vào các phương pháp phẫu thuật, chẳng hạn như phẫu thuật can thiệp phần mềm, phẫu thuật can thiệp phần xương, phẫu thuật phục hồi bao khớp phía trước...Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp sẽ chỉ định phương pháp phù hợp nhất.