Tổng quan về chu kỳ kinh nguyệt chị em cần nắm rõ

Đối với chị em phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt không chỉ là biểu hiện quan trọng để đánh giá sức khỏe sinh sản. Mà chu kỳ kinh còn có thể giúp bạn phát hiện ra những bất thường về tình trạng sức khỏe của mình. Và ở mỗi người khác nhau, kinh nguyệt cũng sẽ khác nhau. Chính vì thế, chị em cần nắm rõ những điều liên quan đến vấn đề này để chăm sóc sức khỏe cho chính mình ngày càng được tốt hơn.

Tổng quan về chu kỳ kinh nguyệt chị em cần nắm rõ Tổng quan về chu kỳ kinh nguyệt chị em cần nắm rõ

Chu kỳ kinh nguyệt là gì?

Đối với phụ nữ chu kỳ kinh nguyệt là quá trình sinh lý thay đổi được lập đi lặp lại có tính chu kỳ, sự thay đổi này sẽ xảy ra ở trong buồng trứng và tử cung. Điều này đóng vai trò cực kỳ quan trọng và cần thiết cho quá trình sinh sản ở phụ nữ.

Kinh nguyệt của chị em thường bắt đầu diễn ra vào độ tuổi từ 12 đến 16 tuổi, thậm chí có những trường hợp xuất hiện chu kỳ kinh khá sớm từ 8 tuổi. Chu kỳ kinh được gọi là bình thường được diễn ra từ 22 – 35 ngày, trong 1 đến 2 năm đầu khi có kinh hoặc sắp mãn kinh thì chu kỳ có thể thay đổi. Hay với những phụ nữ khi kinh nguyệt đã đi vào ổn định, những lúc gặp stress, sức khỏe không tốt ảnh hưởng đến tâm lý thì điều này hoàn toàn có thể thay đổi.

Và thông thường trước khi hành kinh, bạn có thể nhận biết được sự thay đổi thất thường của cơ thể thông qua một số biểu hiện như: Mụn trứng cá xuất hiện, ngực bị đau hoặc căng, cơ thể mệt mỏi, tính khí thất thường...

>>> Xem thêm: 5 bài thuốc dân gian chữa kinh nguyệt không đều
vicare.vn-tong-quan-ve-chu-ky-kinh-nguyet-chi-em-can-nam-ro

Đa số chu kỳ kinh nguyệt thường diễn ra trong 28 ngày

Sự hình thành của chu kỳ kinh nguyệt

Có thể nói hiện tượng kinh nguyệt vào hàng tháng là do hormone sinh dục tác động, mỗi chu kỳ sẽ có một quả trứng chín và rụng. Trước đó cơ thể của người nữ sẽ sản xuất ra rất nhiều estrogen, điều này cũng khiến cho hormone LH cũng gia tăng. Lúc này nang trứng sẽ bị kích thích và phóng thích trứng đã chín, đây gọi là sự rụng trứng.

Sau khi rụng tế bào trứng sẽ sống được trong vòng 24 giờ hoặc ít hơn, và nếu như trứng gặp được tinh trùng và thụ thai. Cùng lúc này thì nang trứng làm nhiệm vụ phóng thích trứng rụng ở trong buồng trứng sẽ biến thành thể vàng, có nhiệm vụ sản xuất ra nhiều progesterone giúp cho lớp nội mạc tử cung biến đổi để chờ phôi thai về làm tổ. Còn trong trường hợp không xảy ra hiện tượng thụ thai, thể vàng này sẽ bị thoái hóa trong vòng 2 tuần. Điều này khiến cho lượng hormone estrogen và progesterone bị suy giảm mạnh, các mạch máu nuôi dưỡng lớp nội mạc bị đứt và bong ra. Dưới sự co bóp của tử cung, sẽ đào thải các lớp bong tróc này ra bên ngoài gọi là kinh nguyệt.

Dựa vào chu kỳ kinh nguyệt, mà một số chị em có thể tính được chính xác chu kỳ rụng trứng của mình. Từ đó có thể thụ thai thành công, hoặc là phòng tránh thai hiệu quả. Tuy nhiên phương pháp này chỉ nên áp dụng đối với phụ nữ có chu kỳ kinh bình thường và đều đặn, còn những người có chu kỳ kinh thất thường sẽ dễ bị sai lệch.

vicare.vn-tong-quan-ve-chu-ky-kinh-nguyet-chi-em-can-nam-ro

Khi trứng rụng nếu không gặp tinh trùng để thụ thai, sẽ dẫn đến hiện tượng xảy ra kinh nguyệt

Các dạng của chu kỳ kinh nguyệt

Dựa vào đặc điểm của chu kỳ kinh nguyệt mà chị em mắc phải, có thể chia chu kỳ kinh ra làm các dạng như sau:

Kinh nguyệt bình thường: Một chu kỳ kinh nguyệt được gọi là bình thường sẽ kéo dài từ 22 - 35 ngày, và ngày bắt đầu có kinh lần này cho đến ngày bắt đầu có kinh lần kế tiếp theo sẽ ổn định vào mỗi tháng. Chứ không nhất thiết là ngày có kinh sẽ rơi vào một ngày nhất định, đồng thời ngày hành kinh cũng diễn ra tương ứng như nhau từ 2 - 7 ngày.
  • Kinh nguyệt thưa: Đây là những trường hợp mà chu kỳ kinh thường kéo dài hơn 35 ngày, và trung bình một năm chỉ có khoảng 9 kỳ kinh hoặc ít hơn. Có những người 2 tháng mới có kinh một lần và lượng máu ra rất ít. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do yếu tố tâm lý, căng thẳng và mệt mỏi, stress nặng; hoặc buồng trứng có vấn đề; sử dụng thuốc ngừa thai...
  • Kinh dày: Với những chị em có chu kỳ kinh ngắn hơn 21 ngày, tức là chỉ trong 3 tuần sẽ có kinh lại thì đây được xem là hiện tượng có kinh dày.
  • Rong kinh: Đây là biểu hiện của chu kỳ kinh nguyệt thường có số ngày hành kinh kéo dài trên 7 ngày, đồng thời lượng máu kinh cũng ra nhiều hơn so với bình thường.
  • Kinh nguyệt thất thường: Tình trạng này thường có biểu hiện mỗi kỳ kinh đều không giống nhau, có khi đến sớm và có khi đến muộn; số ngày hành kinh cũng thay đổi thất thường qua mỗi thàng.
>>> Xem thêm: 6 hiểu nhầm về chu kỳ kinh nguyệt các bạn nữ nên biết