Tổng quan về bệnh tăng áp động mạch phổi và nơi điều trị
Tăng áp động mạch phổi là một loại huyết áp cao mà chỉ ảnh hưởng đến các động mạch trong phổi và phía bên phải của tim. Đây là bệnh lý nếu như không được phát hiện kịp thời, có thể sẽ dẫn đấn tử vong. Theo Cục quản lý khám và điều trị bệnh - Bộ y tế cho biết trên thế giới, tỉ lệ người mắc tăng áp động mạch phổi là 2 – 25 người/triệu dân. Ở Mỹ, theo một nghiên cứu gần đây cho...
Tổng quan về bệnh tăng áp động mạch phổi và nơi điều trị
Tăng áp động mạch phổi là một loại huyết áp cao mà chỉ ảnh hưởng đến các động mạch trong phổi và phía bên phải của tim. Đây là bệnh lý nếu như không được phát hiện kịp thời, có thể sẽ dẫn đấn tử vong. Theo Cục quản lý khám và điều trị bệnh - Bộ y tế cho biết trên thế giới, tỉ lệ người mắc tăng áp động mạch phổi là 2 – 25 người/triệu dân. Ở Mỹ, theo một nghiên cứu gần đây cho thấy tỉ lệ này là 2/1000 trẻ sơ sinh sống. Ở Việt Nam Theo số liệu thống kê của Viện tim mạch quốc gia, chỉ trong 1 năm viện đã tiếp nhận gần 80 trường hợp/900 bệnh nhân mắc tăng áp động mạch phổi. Vậy bệnh tăng áp động mạch phổi là gì? Biểu hiện và cách điều trị ra sao? Để có thể hiểu rõ hơn vấn đề này, hãy cùng chuyên mục Sống khỏe của Vicare điểm qua một số thông tin quan trọng ngay sau đây.
Định nghĩa
Tăng áp động mạch phổi là tình trạng áp lực động mạch phổi trung bình lớn hơn hoặc bằng 25 mm Hg khi nghỉ, được đánh giá bằng thông tim phải. Bệnh lý bắt đầu khi các động mạch phổi, và các mao mạch phổi bị thu hẹp, bị chặn tắc hoặc bị tiêu huỷ. Điều này làm tăng áp lực trong các động mạch trong phổi khi máu lưu thông qua phổi. Khi áp suất được xây dựng, buồng thất phải làm việc nhiều hơn để bơm máu qua phổi, cuối cùng cơ tim suy yếu và cuối cùng là suy hoàn toàn.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh tăng áp động mạch phổi
Tim có hai phần trên và hai phần thấp. Mỗi thời gian máu chảy qua tim, các buồng dưới bên phải bơm máu lên phổi thông qua một mạch máu lớn (động mạch phổi). Trong phổi, máu giải phóng đioxit cacbon và lấy oxy. Máu giàu oxy sau đó chảy qua các mạch máu trong phổi (động mạch phổi, mao mạch và tĩnh mạch) đến phía bên trái của tim.
Thông thường, máu chảy dễ dàng qua các mạch trong phổi, do đó, áp lực động mạch phổi thường thấp hơn rất nhiều. Với tăng áp phổi, sự gia tăng huyết áp là do những thay đổi trong các tế bào lót động mạch phổi. Những thay đổi này gây ra thêm các mô hình, cuối cùng thu hẹp hoặc hoàn toàn ngăn chặn các mạch máu, làm cho động mạch cứng và hẹp. Điều này làm cho tăng áp trong động mạch phổi khi máu lưu thông. (Nguồn: dieutri.vn)
Dấu hiện nhận biết bệnh tăng áp động mạch phổi
Theo Thạc sĩ Nguyễn Minh Hùng, Viện Tim mạch Quốc gia - Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Tăng áp động mạch phổi ở giai đoạn đầu có thể không có triệu chứng gì đặc biệt hoặc triệu chứng rất nhẹ, dễ bị bỏ qua. Khi bộc lộ triệu chứng, thường bệnh đã ở giai đoạn nặng. Các triệu chứng của tăng áp động mạch phổi cũng dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như: khó thở, đau ngực, mệt, phù chân, ngất, ho ra máu...
Do đó, khi có các dấu hiệu sau đây người bệnh cần đi khám sớm để phát hiện và điều trị bệnh tăng áp động mạch phổi:
- Khó thở mà không có triệu chứng đặc hiệu của bệnh tim/phổi, hoặc ở bệnh nhân có sẵn bệnh tim/phổi nhưng khó thở tăng lên mà không giải thích được.
- Mệt mỏi, yếu cơ, đau ngực, ngất, chướng bụng khó tiêu
- Bờ trái xương ức nhô cao, tiếng tim T2 mạnh ở đáy tim, tiếng thổi ở tim, gan to, phù chi...
Ngoài ra, do triệu chứng không điển hình và mơ hồ ở giai đoạn đầu nên một số đối tượng nguy cơ cao bị tăng áp động mạch phổi cần chủ động đến khám sớm để được sàng lọc, phát hiện bệnh sớm, bao gồm: Tiền sử gia đình có người bị tăng áp động mạch phổi, người có bệnh tim bẩm sinh, có bệnh hệ thống như xơ cứng bì, lupus ban đỏ, có tiền sử tăng áp lực tĩnh mạch cửa, xơ gan, bệnh nhân nhiễm HIV.
Các biến chứng của tăng áp động mạch phổi
PGS.TS. Trương Thanh Hương, Trưởng đơn vị Tim mạch trẻ em - Viện Tim mạch Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Bệnh tăng áp động mạch phổi nếu không được điều trị hoặc loại bỏ nguyên nhân gây bệnh thì thường có tiên lượng rất nặng và có các biến chứng như:
- Bệnh tim do phổi dẫn đến suy tim bên phải, tiên lượng nặng và gây ra tử vong.
- Tăng áp động mạch phổi làm tăng khả năng hình thành các cục máu đông trong động mạch nhỏ trong phổi, gây nhồi máu phổi, nếu có hẹp hay tắc mạch máu lớn có thể gây sốc và tử vong.
- Bệnh lý khiến tim đập không đều (loạn nhịp tim) nguồn gốc từ nhĩ hoặc thất là biến chứng của tăng áp động mạch phổi. Có các triệu chứng như chóng mặt, đánh trống ngực hoặc ngất xỉu và có thể gây tử vong.
- Ho máu cùng với chảy máu trong phổi là một biến chứng nặng có khả năng gây tử vong. (Theo: suckhoedoisong.vn)
Nên làm gì để ngăn ngừa nguy cơ tử vong
Theo khuyến cáo, khi phát hiện có những biểu hiện và triệu chứng của bệnh tăng áp động mạch phổi thì nên đến ngay chuyên khoa tim mạch của các cơ sở y tế để được các bác sĩ tại đây chẩn đoán và điều trị kịp thời. Vì các biến chứng của bệnh lý có thể gây ra nguy hiểm đến tính mạng bất kỳ lúc nào.
Các bệnh viện điều trị bệnh tăng áp động mạch phổi
Bệnh viện Xây dựng
Bệnh viện Xây dựng là bệnh viện đa khoa hạng I hoạt động với quy mô 370 giường bệnh. Là đơn vị sự nghiệp Y tế trực thuộc Bộ Xây dựng và sự chỉ đạo của Bộ Y tế về chuyên môn y vụ có chức năng, nhiệm vụ quản lý, theo dõi công tác y tế, y học lao động, thực hiện các chương trình y tế quốc gia, khám và điều trị bệnh và chăm sóc sức khoẻ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành xây dựng và cộng đồng.
Bệnh viện Xây dựng có đội ngũ y bác sĩ có trình độ và chuyên môn cao và là bệnh viện đa khoa với hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, dịch vụ y tế chu đáo, tận tình. Hệ thống các khoa bao gồm: Khoa xương khớp; Tai mũi họng; Răng hàm mặt; Khoa da liễu; Khoa thẩm mỹ; Khoa thần kinh; Khoa tiêu hóa; Khoa tim mạch; Khoa mắt; Khoa ung bướu... Hiện nay, tại Khoa tim mạch của Bệnh viện Xây dựng có hỗ trợ điều trị bệnh lý tăng áp động mạch phổi với các thiết bị hiện đại và tiên tiến nhất. Ngoài ra còn trị bệnh van động mạch chủ; cao huyết áp; viêm màng ngoài tim co thắt; tim bẩm sinh; rối loạn tim...
Địa chỉ: Nguyễn Quý Đức, phường Thanh Xuân Bắc, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm đi khám tại Bệnh viện Xây dựng
Viện tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai
Hiện nay Viện Tim mạch Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai là cơ sở đầu tiên có những hoạt động về khám, sàng lọc, phát hiện và điều trị bệnh Tăng áp động mạch phổi một cách hệ thống dưới sự hướng dẫn và chuẩn hoá của các chuyên gia tăng áp động mạch phổi đến từ Trường Đại học RUSH (Mỹ).
Viện Tim mạch có tiền thân là Khoa Tim mạch của Bệnh viện Bạch Mai, có những nhiệm vụ chủ yếu nghiên cứu có hệ thống về các phương pháp phòng, chống và điều trị các bệnh Tim mạch ở Việt Nam nhằm hạ thấp tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết vì bệnh này ở nước ta. Cùng với trường Đại Học Y khoa Hà Nội và các trường Đại học khác đào tạo bổ túc cán bộ chuyên khoa về tim mạch ở bậc đại học và sau đại học. Theo dõi, hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật chuyên khoa Tim mạch cho các địa phương và cơ sở trong cả nước. Khám và điều trị các bệnh Tim mạch do tuyến dưới gửi lên, thực hiện các nghiệm pháp thăm dò chức năng Tim mạch cho toàn khu vực Bệnh viện Bạch Mai và các Bệnh viện, các cơ sở có nhu cầu. Hợp tác về khoa học thuộc lĩnh vực chuyên khoa với các nước và các tổ chức Y tế trên thế giới nhằm phát triển và nâng cao kỹ thuật chuyên khoa Tim mạch ở nước ta.
Địa chỉ: 78 Giải Phóng, phường Phương Mai, Quận Đống Đa, Hà Nội