Tổng quan về bệnh chân tay lạnh

Bạn có cảm giác chân tay lạnh ngay cả trong thời tiết mát mẻ, dễ chịu? Bạn đang gặp phải tình trạng đầu ngón tay, ngón chân đau nhức khi nhiệt độ môi trường thấp? Nếu câu trả lời là “có” thì bạn có nguy cơ cao mắc phải bệnh chân tay lạnh

Tổng quan về bệnh chân tay lạnh Tổng quan về bệnh chân tay lạnh

. Nguyên nhân phổ biến của căn bệnh này là do mạch máu ngoại biên co nhỏ ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến bàn tay, bàn chân và dẫn đến hiện tượng làn da ở khu vực này tái màu, lạnh ngắt. Tuy nhiên, đây là căn bệnh có thể điều trị hoàn toàn nếu lựa chọn đúng phương pháp.

vicare-tong-quan-ve-benh-chan-tay-lanh-body1

Bệnh tay chân lạnh là do đâu?

Để hiểu một cách rõ ràng về nguyên nhân gây nên hiện tượng bệnh lý tay chân lạnh, đầu tiên bạn phải hiểu cách cơ thể giữ ấm cho bàn tay trong điều kiện bình thường. Bàn tay luôn được giữ ấm là do quá tình điều tiết lưu lượng máu đi từ tim xuống cánh tay, đầu ngón tay. Máu được lưu thông thuận lợi, bàn tay thường có màu sắc hồng hào, ấm áp hơn; ngược lại, khi lưu lượng máu được vận chuyển ít hơn thì bàn tay thường tái xanh, lạnh hơn hoặc đôi khi là đau nhức.

vicare-tong-quan-ve-benh-chan-tay-lanh-body2

Đối với bệnh tay chân lạnh, lưu lượng máu đến bàn tay có thể bị giảm đi bởi 2 lý do chính: Co mạch và tắc mạch.

Co mạch

Co mạch là tình trạng xảy ra đối với mạch máu ở vùng bàn tay, cổ tay khiến kích thước đường kính mạch máu nhỏ hơn bình thường. Điều này khiến lưu lượng máu đến tay ít hơn, hàm lượng oxy tại bàn tay, ngón tay thấp và dẫn đến tình trạng tím tái. Sau một thời gian, bàn tay, bàn chân trở lại màu sắc bình thường, nhưng có thể kết hợp với sưng đau và ngứa. Nếu hiện tượng này kéo dài có thể dẫn đến lở loét và hoạt tử.

vicare-tong-quan-ve-benh-chan-tay-lanh-body3

Tắc mạch máu

Một nguyên nhân khác cũng dẫn đến hình thành bệnh tay chân lạnh, đó chính là tắc mạch máu. Tình trạng này xảy ra khi một hoặc nhiều mạch máu ở bàn tay, cổ tay bị tắc nghẽn hay còn gọi là hiện tượng Raynaud – một phản xạ tự nhiên khi cơ thể trở nên quá mẫn cảm với những thay đổi nhiệt độ môi trường. Theo đó, ngón chân, ngón tay dễ chuyển sang màu tím tái hoặc tím ngắt, khi hết lạnh da bị đỏ và sưng. Hiện tượng Raynaud thường gặp ở những người trẻ tuổi, phụ nữ; một số bệnh lý liên quan đến Raynaud bao gồm:

- Lupus ban đỏ hệ thống

- Xơ cứng bì

- Xơ cứng hệ thống

- Viêm thấp khớp

- Hội chứng CREST

- Hội chứng Sjogren

- Bệnh tắc nghẽn động mạch

vicare-tong-quan-ve-benh-chan-tay-lanh-body5

Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tay chân lạnh

Nhận biết những biểu hiện của bệnh là cơ sở quan trọng để định hướng phương pháp điều trị hiệu quả và nhanh chóng. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều chỉ xuất hiện dấu hiệu tay chân lạnh bất thường mà không ảnh hưởng đến cơ quan nào khác trên cơ thể. Tuy nhiên, ở một số người, ngoài triệu chứng kể trên, bệnh nhân còn có thể mắc phải nhiều loại bệnh khác nhau và làm tổn hại đến các bộ phận khác, chẳng hạn như thấp khớp, lupus ban đỏ hệ thống...Do đó, để hạn chế tối đa những biến chứng không mong muốn, người bệnh nên đến thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Phương hướng điều trị bệnh tay chân lạnh

Các phương pháp điều trị bệnh tay chân lạnh có thể bao gồm tư vấn về sinh hoạt hàng ngày, sử dụng thuốc, tiêm hoặc phẫu thuật.

Tư vấn về hành vi

Trong trường hợp này, bác sĩ có thể đưa ra những tư vấn về hành vi hữu ích hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến lưu lượng máu đến bàn tay, bàn tay của bạn, bao gồm:

- Chăm sóc da tay bằng các sản phẩm phù hợp với loại da

- Giữ ấm cho tay trong điều kiện thời tiết lạnh

- Ngừng hút thuốc

vicare-tong-quan-ve-benh-chan-tay-lanh-body6

Sử dụng toa thuốc theo chỉ định

Trong nhiều trường hợp, bác sĩ có thể kê toa thuốc làm giảm nguy cơ co mạch máu hoặc tắc mạch máu, đồng thời cải thiện lưu lượng máu qua khu vực tay, chân. Một số loại thuốc hiệu quả bao gồm:

- Thuốc chẹn kênh canxi: Loại thuốc uống và bôi sử dụng để thư giãn các cơ bắp tạo nên áp lực lên các mạch máu

- Thuốc chống trầm cảm: Kết hợp cùng với thuốc chẹn kênh canxi để điều chỉnh áp suất trong mạch máu, đồng thời duy trì lưu lượng dòng máu đến toàn bộ khu vực tay chân

- Thuốc chống đông máu: Sử dụng để làm giảm nguy cơ đông máu và tắc nghẽn dòng máu tại các khu vực chân tay

- Thuốc ức chế Phosphodiesterase (PDE): Hỗ trợ tăng lưu lượng máu đến bàn tay

vicare-tong-quan-ve-benh-chan-tay-lanh-body7

Tiêm

Tiêm botox là một trong những phương pháp điều trị có hiệu quả cao đối với bệnh tay chân lạnh. Botox là một loại protein độc tố của vi khuẩn, khi tiêm vào vùng điều trị sẽ có tác dụng thư giãn cơ bắp xung quanh các mạch máu đang bị co thắt, cho phép mạch máu giãn nở và trở lại kích thước ban đầu. Từ đó, lưu lượng máu đến các bàn tay, bàn chân, ngón tay, ngón chân sẽ được tăng cường. Giải pháp này có thể làm giảm các triệu chứng tay chân lạnh trong khoảng 3 tháng.

Phẫu thuật

Phẫu thuật là lựa chọn tối ưu nhất cho những người mắc bệnh tay chân lạnh ở mức độ nặng. Khi đó, bác sĩ có thể lựa chọn thực hiện một số các kỹ thuật tiên tiến, bao gồm:

- Giao cảm: Đây là một kỹ thuật vi phẫu được sử dụng để tách dây thần kinh giao cảm và mạch máu ở cổ tay, lòng bàn tay hoặc ngón tay. Khi dây thần kinh được tách ra, các mạch máu trở lên lớn hơn, từ đó, quá trình lưu thông máu đến tay chân cũng nhiều hơn.

- Sửa chữa chứng phình động mạch: Thông qua kỹ thuật chèn ống đỡ động mạch để tăng cường chức năng cho các mạch máu yếu hoặc cắt bỏ phần động mạch phình và thay thế bằng một mảnh ghép tế bào mô mạch máu khỏe mạnh sẽ cải thiện được chứng bệnh này.