Tổng hợp những cách điều trị nhiệt miệng nhanh

Nhiệt miệng gây ra nhiều khó khăn và đau đớn trong quá trình sinh hoạt của người bệnh. Dưới đây là những cách chữa nhiệt miệng nhanh bạn nên biết

Tổng hợp những cách điều trị nhiệt miệng nhanh Tổng hợp những cách điều trị nhiệt miệng nhanh

Nhiệt miệng là một bệnh lý răng miệng thường gặp. Các nốt nhiệt chủ yếu xuất hiện ở vùng lưỡi, môi, lợi và khu vực bên trong má gây cảm giác khó chịu, đau đớn cho người bệnh mỗi khi nhai, há miệng hoặc nói chuyện. Chúng tôi xin chia sẻ với bạn cách điều trị nhiệt miệng rất nhanh và hiệu quả.

Nguyên nhân gây nhiệt miệng

Nhiệt miệng thuộc dạng bệnh rất khó xác định nguyên nhân rõ ràng. Một số nguyên nhân nhiệt miệng thường gặp bao gồm:

  • Suy giảm chức năng gan: Gan là bộ phận đảm nhiệm chức năng chuyển hoá và giải độc cho cơ thể. Vì vậy khi mắc các căn bệnh ở gan như nóng gan, viêm gan do rượu, viêm gan do virus, xơ gan,... sẽ dẫn tới suy giảm chức năng gan, độc tố không thể đào thải ra ngoài tích tụ lại trong niêm mạc đường tiêu hoá và niêm mạc miệng gây ra các vết lở miệng. 80% các trường hợp nhiệt miệng là xuất phát từ nguyên nhân này.
  • Suy giảm hệ miễn dịch: Khi cơ thể kém miễn dịch sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn, virus dễ tấn công và gây ra các tổn thương tại niêm mạc miệng.

vicare.vn-tong-hop-nhung-cach-chua-nhiet-mieng-nhanh-nhat-body-1

  • Rối loạn nội tiết: phụ nữ mang thai và sau khi sinh, trẻ em sau dậy thì,... là những đối tượng dễ mắc bệnh nhiệt miệng.
  • Tổn thương niêm mạc do cọ sát: các vết trầy xước trong khi đánh răng, những tổn thương nướu, lợi do vật sắc nhọn,.. cũng có thể dẫn tới tình trạng nhiệt miệng.

Một số cách điều trị nhiệt miệng nhanh

Nhiệt miệng gây ra nhiều khó khăn và đau đớn trong quá trình sinh hoạt của người bệnh do đó làm sao để khắc phục tình trạng nhiệt miệng nhanh nhất là vấn đề luôn rất được quan tâm. Dưới đây là một số cách điều trị nhiệt miệng nhanh mà Vicare cung cấp cho bạn.

  • Bột sắn dây: Bột sắn dây có vị ngọt, mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Sử dụng bột sắn dây hàng ngày giúp ngăn chặn các tổn thương do nóng gan gây nên như mụn nhọt, nhiệt miệng,... và hạn chế bệnh tái phát trở lại.
  • Mật ong: Mật ong có tác dụng khử khuẩn và phục hồi vết thương nhanh vì vậy người bệnh nhiệt miệng có thể dùng mật ong bôi lên vết thương, để vài giờ sau đó súc miệng lại.

vicare.vn-tong-hop-nhung-cach-chua-nhiet-mieng-nhanh-nhat-body-2

  • Lá húng chó: Nhai nhỏ 5 - 6 lá húng chó với một vài hạt muối khoảng 3 - 4 lần/ ngày. Thực hiện liên tục trong 5 ngày sẽ thấy các vết nhiệt giảm, hạn chế sưng, đau.
  • Cỏ nhọ nồi: Cỏ nhọ nồi có tác dụng điều trị nhiệt miệng khá hiệu quả. Lá nhọ nồi rửa sạch, vắt lấy nước cốt rồi hoà với mật ong và dùng bông chấm vào vết nhiệt miệng từ 2 -3 lần/ ngày
  • Nước khế chua: Giã nát 2 - 3 quả khế chua, cho vào nồi đổ ngập nước đun sôi. Sử dụng nước khế chua thu được ngậm nhiều lần trong ngày, tình trạng nhiệt miệng sẽ được khống chế.
  • Nước cam (chanh): Trong cam (chanh) chứa nhiều vitamin C có tác dụng kháng viêm và tăng cường chức năng hệ miễn dịch. Người bệnh nhiệt miệng uống từ 1 - 2 cốc nước cam (chanh)/ ngày các vết thương sẽ nhanh lành.