Tốc độ tăng cân của bà bầu theo chu kỳ thai

Vấn đề cân nặng trong thời kỳ mang thai luôn là vấn đề nhiều mẹ lo lắng. Việc tăng cân hợp lý ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe mẹ và bé. Tăng cân quá nhiều cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho mẹ và bé, có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề. Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu về vấn đề cân nặng bà bầu và dinh dưỡng khi mang thai nhé.

Tốc độ tăng cân của bà bầu theo chu kỳ thai Tốc độ tăng cân của bà bầu theo chu kỳ thai

Cân nặng mẹ và bé thay đổi như thế nào trong chu kỳ thai?

Trong quá trình thai nghén, trọng lượng cơ thể người phụ nữ Việt Nam tăng trung bình 10kg (dao động khoảng 9 - 12 kg) là tốt nhất.

Sự tăng trọng lượng của mẹ diễn ra không đều. Nó sẽ thay đổi theo từng khoảng thời gian nhất định.

Ba tháng đầu

Ba tháng đầu, mẹ nghén khá nhiều nên cân nặng bà bầu tăng không nhiều, khoảng 1,5 kg. Giai đoạn này, mọi thứ sẽ mới bắt đầu nên cơ thể đang thay đổi để sẵn sàng đón em bé. Hormone hCG tăng cao, khiến mẹ nghén khá nhiều, ăn uống trở nên khó khăn hơn.

Ba tháng giữa

Trong ba tháng giữa là khoảng thời gian nghén giảm đi, người mẹ sẽ tăng cân nhiều hơn, khoảng 6kg. Giai đoạn này, cơ thể sẽ hấp thu tốt dinh dưỡng tốt nhất, mẹ ăn được nhiều hơn. Bé trong giai đoạn này cũng lớn khá nhanh.

Ba tháng cuối

Thời gian nước rút, ba tháng cuối là giai đoạn này cân nặng bà bầu sẽ tăng ít hơn, khoảng 4 - 5kg. Vì ở giai đoạn này, cân nặng bé không tăng quá nhanh, có thể chững lại một chút.

Tốc độ tăng cân của mẹ phụ thuộc vào những yếu tố nào?

vicare.vn-toc-do-tang-can-cua-ba-bau-theo-chu-ky-thai-body-1

Cân nặng bà bầu không những phụ thuộc vào cân nặng của thai nhi còn phụ thuộc vào sự có mặt của nhau thai, nước ối, tăng khối lượng tử cung, mô vú mẹ, dự trữ mỡ trong cơ thể mẹ và khối lượng chất lỏng tăng thêm khác.

Tốc độ tăng cân của mẹ còn phụ thuộc vào một số yếu tố sau:

  • Chế độ dinh dưỡng của mẹ
  • Tình trạng nghén
  • Chế độ nghỉ ngơi, làm việc
  • Áp lực công việc, gia đình
  • Khoảng cách giữa các lần sinh dưới 2 năm
  • Chế độ luyện tập thể dục thể thao

Mức tăng cân hợp lý của mẹ

Mức tăng cân hợp lý của mẹ, phụ thuộc vào chiều cao cân nặng của mẹ trước mang thai. Dựa theo chỉ số BMI để thai phụ tìm được cân nặng bà bầu hợp lý

  • BMI trước khi mang bầu dưới 18,5: mẹ bầu trước khi mang bầu thể trạng gầy, vì thế mẹ cần tăng từ 13 - 18 kg trong cả thai kỳ.
  • BMI trước khi mang bầu đạt từ 18,5 đến 24,9: Thể trạng của mẹ trước bầu là bình thường, mẹ nên tăng từ 11 - 16 kg trong cả thai kỳ.
  • BMI trước khi mang bầu đạt 25 đến 29,9: Trước khi mang bầu mẹ có thể trạng hơi thừa cân, mẹ chỉ cân tăng 7 đến 11 kg trong cả thai kỳ.
  • BMI trước khi mang bầu từ 30 trở lên: Mẹ trước khi mang bầu đã là thể trạng béo phì, vì thế mẹ chỉ nên tăng 5 đến 9 kg trong cả thai kỳ.

Chế độ ăn uống như thế nào là khoa học cho mẹ bầu?

vicare.vn-toc-do-tang-can-cua-ba-bau-theo-chu-ky-thai-body-2

Nên bổ sung thêm Vitamin, khoáng chất và vi chất

Dinh dưỡng cho bà bầu cần Đảm bảo chế độ ăn giàu vitamin và khoáng chất, cần bổ sung thêm Acid folic, sắt, canxi,DHA... bằng đường uống. Uống đầy đủ vitamin để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho thai nhi, phòng ngừa dị tật ống thần kinh. Sử dụng bổ sung nguyên tố vi lượng này theo liều lượng của bác sĩ để đảm bảo tác dụng tốt nhất.

Ăn đa dạng đủ chất:

Đảm bảo dinh dưỡng cho bà bầu và bé bằng cách ăn đủ 4 nhóm: tinh bột, chất đạm, chất béo,chất xơ vitamin và khoáng chất. Kiểm soát lượng tinh bột, khi kiểm tra có nguy cơ tiểu đường thai kỳ, hoặc là những tháng cuối, để tránh con quá to, khó đẻ về sau.

Ăn thêm hải sản

Hải sản chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất như kẽm, sắt, Omega 3, ... là những dưỡng chất quan trọng cho mẹ và bé. Bạn nên ăn hải sản chín là tốt nhất, đừng ăn hải sản nướng hay còn tái, chưa chín. Có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ không tốt cho mẹ và bé. Một số loại cá ngừ, cá kiếm... chứa hàm lượng thủy ngân hơi cao, thì các mẹ không nên ăn.

Chia nhỏ bữa ăn

Đặc biệt là những trường hợp nghén nặng, việc này lại càng tốt, giúp mẹ cung cấp dinh dưỡng nhiều lần, từng ít một, tránh hiện tượng nôn hết khi ăn lượng lớn. Nên chia nhỏ ăn 3 bữa chính và 3 bữa phụ thêm, để đảm bảo dinh dưỡng cho bà bầu

Ăn chậm nhai kỹ

Ăn nhanh sẽ khiến vấn đề tiêu hóa của mẹ khó khăn hơn, đặc biệt là bây giờ đang có em bé đang ở trong bụng. Ăn nhanh khiến mẹ nhanh đói hơn, xu hướng tìm đồ ăn nhiều hơn, đặc biệt là những mẹ đang cần kiểm soát cân nặng. Nên các mẹ hãy tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ nhé.

Uống đủ nước

Uống nước sẽ giúp máu lưu thông tuần hoàn tốt hơn, giúp oxy lưu thông lên não tốt hơn. Ngoài ra, uống nước còn giúp các mẹ tránh đi cảm giác đói, thèm ăn đối với một số mẹ đang phải kiểm soát cân nặng. Các mẹ có thể uống nước lọc hoặc nước canh, nước luộc rau, nước hoa quả... rất tốt cho cơ thể.

Một số lưu ý cho các mẹ không nên ăn, không nên làm

  • Hãy nói không với các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, cà phê, các đồ uống có ga, thực phẩm chế biến sẵn có chất bảo quản ... Những thứ này có thể trực tiếp vào cơ thể mẹ và truyền sang cho con, đặc biệt vào những tháng quan trọng như 3 tháng đầu, 3 tháng cuối, có thể để lại nhiều biến chứng trên con. Cafein sẽ làm cơ thể mẹ hấp thu kẽm, sắt giảm xuống, điều này không nên ở phụ nữ mang thai.
  • Không nên ăn các loại rau củ đã mọc mầm, loại này sẽ chứa nhiều chất độc hơn.
  • Không ăn các đồ ăn sống như: gỏi cá, sushi, tiết canh, thịt tái, trứng lòng đào, hàu sống, sò ốc sống ... Những lượng vi khuẩn trong những đồ sống này có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Hạn chế, tránh các thực phẩm như: bơ, cheese, thịt nguội, xúc xích, ... ở dạng này thì chúng chưa được nấu chín, sẽ tiềm ẩn những vi khuẩn gây bệnh trên mẹ và bé. Vì thế các mẹ nên hấp hoặc nấu chín trước khi dùng.
  • Hạn chế lượng muối khi ăn, ăn mặn có nguy cơ phù và tăng huyết áp đối với các mẹ bầu.
  • Nên tập thể dục nhẹ nhàng, nếu có thể mẹ bầu hãy thử các môn thể thao như Yoga để tăng cường sức khỏe. Sẽ rất tốt cho các mẹ đến lúc đẻ, sẽ dễ đẻ hơn và dai sức hơn giúp cuộc đẻ trở nên dễ dàng hơn.
  • Ngủ thêm, ngủ nhiều hơn trước kia. Cơ thể người mẹ lúc mang thai thay đổi rất nhiều, vì thế sẽ cảm thấy khó ngủ, mệt mỏi. Mẹ bầu nên nhớ, thời gian này mẹ cần được nghỉ ngơi nhiều hơn, ngủ nhiều hơn thì sẽ tốt hơn cho tim mạch và sức khỏe. Tránh được lo lắng, khó thở, mệt mỏi. Hãy nghỉ ngơi nhiều hơn trước.

Tăng cân mẹ bầu, luôn là vấn đề khiến các mẹ lo lắng. Tăng cân quá nhiều hay quá ít đều tiềm ẩn nhiều mối nguy cơ đến cho cả mẹ và bé. Hãy chú ý kiểm soát cân nặng của mình một cách hợp lý, điều chỉnh chế độ ăn, luyện tập sao cho phù hợp nhất với bản thân.

Xem thêm:

  • Mẹ ăn gì thai ăn nấy: Quan niệm này đúng hay sai?
  • Ăn đồ ngọt khi mang thai nhiều liệu có sao không?
  • Mổ đẻ ăn được những loại rau gì ?