Tinh trùng gặp trứng bao lâu thì thụ thai?

Tinh trùng khi gặp trứng sẽ xâm nhập vào bên trong, gọi là thụ thai, cũng là lúc bắt đầu quá trình mang thai của người phụ nữ. Vậy tinh trùng gặp trứng bao lâu thì thụ thai? Các quá trình xảy ra trước và sau khi thụ thai là gì? Sau khi thụ thai bao lâu thì người phụ nữ có biểu hiện gợi ý mang thai? Dấu hiệu mang thai là gì?

Tinh trùng gặp trứng bao lâu thì thụ thai? Tinh trùng gặp trứng bao lâu thì thụ thai?

Tình trùng gặp trứng bao lâu thì thụ thai ?

Thụ thai được định nghĩa là sự xâm nhập của tinh trùng vào trứng.

Khi tinh trùng gặp trứng, mất khoảng vài phút đến khoảng 5 ngày để tinh trùng xâm nhập vào trứng, tạo nên hiện tượng thụ thai.

Các quá trình xảy ra trước khi tinh trùng gặp được trứng

Quá trình rụng trứng: quá trình này diễn ra mỗi tháng khi buồng trứng của người phụ nữ phóng thích một trứng trưởng thành. Quá trình này xảy ra sau khoảng 2 tuần từ ngày đầu tiên của kỳ kinh gần nhất.

Sự di truyển của trứng đến tai vòi: sau khi trứng được phóng thích từ buồng trứng, trứng sẽ di chuyển đến vòi trứng. Trứng sẽ đứng đây cho đến khi tinh trùng xâm nhập vào trứng- thụ thai.

Con đường dài mà tinh trùng trải qua: một người đàn ông có thể xuất tinh từ 40 triệu đến 150 triệu tinh trùng mỗi làn, chúng bắt đầu bởi ngược dùng đến tai vòi để thực hiện nhiệm vụ thụ tinh với trứng. Tinh trùng nào bởi nhanh có thể gặp trứng sau khoảng nửa giờ, trong khi những tinh trùng khác có thể mất vài ngày. Tinh trùng có thể sống đến 48-72 giờ. Chỉ có vài trăm tinh trùng sẽ đến gần được trứng bởi vì nhiều hàng rào tự nhiên tồn tại trong cơ thể người phụ nữ.

Sự thụ thai: hay còn gọi là sự thụ tinh, là thời điểm xác định người phụ nữ mang thai, có bản chất là tinh trùng xâm nhập vào bên trong trứng. Khi tinh trùng xâm nhập vào trứng, bề mặt trứng sẽ thay đổi ngay và vì thế không tinh trùng khác có thể vào được nữa. Và tại thời điểm thụ thai, bộ gen của đứa trẻ được hoàn thành, bao gồm cả giới tính của nó.

Các quá trình xảy ra sau trứng gặp tinh trùng và thụ thai

vicare.vn-tinh-trung-gap-trung-bao-lau-thi-thu-thai-body-1

Sau khi quá trình thụ thai xảy ra, tế bào đầu tiên bắt đầu phân chia, chúng rời khỏi tai vòi và đi vào tử cung sau 3 đến 4 ngày thụ thai. Phôi thai lúc này sẽ cắm vào nội mạc tử cung, đây là quá trình làm tổ. Lúc này, sau 1 tuần, hormone mang thai của loài người có thể tìm thấy trong máu người mẹ, gọi là human chorionic gonadotropin (hCG), nó được tạo ra bởi các tế bào cấu tạo nên nhau thai. Sau khi trứng làm tổ, nhau thai bắt đầu hình thành và sự phát triển thai nhi theo thời gian.

Các dấu hiệu mang thai

Ngay sau khi sự thụ thai diễn ra, trong vòng một tuần, cơ thể người phụ nữ sẽ có những dấu hiệu gợi ý mang thai. Đa phần, chúng ta không thể xác định được chính xác ngày mà chúng ta bắt đầu mang thai, nghĩa là thời điểm xảy ra sự thụ thai, chúng ta chỉ có thể ước đoán thời điểm đó dựa vào kỳ kinh cuối, vì thế việc nhớ chu kỳ kinh nguyệt là cần thiết, tuy nhiên, nếu bạn quên, thì bác sĩ sẽ dựa vào siêu âm.

Mang thai lá quá trình kéo dài từ lúc thụ thai cho đến khi chuyển dạ sinh con, kéo dài từ 38 đén 40 tuần.

Mỗi phụ nữ thì khác nhau, vì thế trải nghiệm mang thai của họ cũng khác giống. Không phải tất cả phụ nữ đều có triệu chứng giống nhau, thậm chí cùng một người, những lần mang thai có thể biểu hiện khác nhau.

Bạn cần nhận biết các dấu hiệu này có thể được gây ra bởi các nguyên nhân khác không chỉ mang thai. Cách chắc chắn nhất để xác định có thai tại nhà là thử que.

Rỉ máu âm đạo và chuột rút

Trứng sau khi thụ thai sẽ gắn vào tử cung- Đây là quá trình làm tổ của trứng. Điều này có thể gây ra các triệu chứng sớm nhất của mang thai là: rỉ máu âm đạo và chuột rút.

Sự chảy máu này được cho là từ quá trình trứng gắn vào tử cung. Ngoài ra, bạn có thể thấy chất dịch nhờn chảy ra từ âm đạo, nó được nghĩ la do quá trình dày thành âm đạo lên- xảy ra ngay sau quá trình thụ thai.

Chất nhờn âm đạo này có thể sẽ tiếp diễn trong suốt thai kỳ, thì không gây hại và không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu dịch nhờn này có mùi hôi hoặc cảm giác nóng rát ngứa ngáy, bạn hãy đến gặp bác sĩ để xác định nếu bạn có bị nhiễm nấm hoặc nhiễm vi trùng.

Sự thay đổi của nhũ hoa

Sự thay đổi của vú là dấu hiệu rất sớm của mang thai. Hormone của người phụ nữ thay đổi nhanh chóng sau thụ thai. Vì những thay đổi này, ngực tăng kích thước, sưng, đau sau khoảng từ 1 đến 2 tuần. Vùng xung quanh núm vú trở nên thâm màu hơn.

Các nguyên nhân khác cũng có thể làm thay đổi vú. Tuy nhiên, nếu sự thay đổi vú là do mang thai thì hãy nhớ rằng, sẽ mất một vài tuần để cơ thể quen với mức hormone mới này, và khi đó, sự đau vú sẽ giảm. Nếu không giảm, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được loại trừ các nguyên nhân đau vú khác.

Buồn nôn buổi sáng

vicare.vn-tinh-trung-gap-trung-bao-lau-thi-thu-thai-body-2

Buồn nôn buổi sáng là triệu chứng phổ biến của mang thai. Nhưng không tất cả phụ nữ đều có triệu chứng này.

Nguyên nhân chính xác của buồn nôn buổi sáng thì không rõ, nhưng hormone thai kỳ có góp phần gây ra điều này. Tác động này mạnh mẽ đến mức, khi người phụ nữ chỉ mới tưởng tượng ra món ăn ưa thích của cô ấy thôi đã gây kích thích dạ dày.

Hãy có chế độ dinh dưỡng phù hợp để bảo đảm sức khỏe thai nhi. Bạn có thể tư vấn bác sĩ về điều này.

Trễ kinh nguyệt

Dấu hiệu dễ thấy nhất của mang thai- là điều khiến phụ nữ thử que nhất, đó là trễ chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, không phải mọi sự trễ kinh đều do mang thai gây ra.

Hãy lưu ý rằng, phụ nữ mang thai có thể chảy máu âm đạo, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và phát hiện trường hợp cấp cứu nào không.

Có nhiều nguyên nhân bên cạnh mang thai, làm bạn trễ kinh, có thể là bạn thừa cân hoặc mất cân, rối loạn hormone, stress cũng có thể. Một số phụ nữ có kinh lại bình thường sau khi ngưng thuốc ngừa thai. Nhưng nếu bạn trễ chu kỳ kinh, và bạn nghĩ mình có thể có thai, hãy thử que.

Các dấu hiệu khác của mang thai

  • Tiểu nhiều lần. Đối với nhiều phụ nữ, tiểu nhiều lần xuất hiện từ tuần thứ 6 sau khi thụ thai, mặc dù tiểu nhiều lần cũng có thể gây ra bởi các nguyên nhân khác như: nhiễm trùng tiểu, đái tháo đường, sử dụng thuốc lợi tiểu, còn nếu do mang thai, tiểu nhiều lần là do sự thay đổi hormone.
  • Táo bón. Trong suốt thai kỳ, nồng độ cao hormone progesterone có thể gây táo bón. Progesterone khiến thức ăn di chuyển chậm hơn trong ruột. Để cải thiện tình trạng này, bạn hãy uống nhiều nước, luyện tập thể dục, ăn nhiều chất xơ.
  • Thay đổi tâm trạng. Điều này rất phổ biến, đặc biệt trong tam ca nguyệt thứ nhất, điều này là do sự thyay đổi hormone.
  • Đau đầu, đau lưng. Rất nhiều phụ nữ nói rằng họ thường cảm thấy nhức đầu và đau lưng.
  • Chóng mặt, choáng váng. Điều này gây ra là do sự dãn cac mạch máu, sự hạ đường huyết trong quá trình mang thai.

Tinh trùng gặp trứng sẽ mất dao động vài phút đến 5 ngày để thụ thai, từ lúc thụ thai xuất hiện, cơ thể người phụ nữ sẽ có các biểu hiện thay đổi hướng tới dấu hiệu mang thai như rỉ máu âm đạo, chuột rút, trễ kinh, buồn nôn, đau đầu, đau lưng, chóng mặt, và sau khoảng 1 tuần thì hormone mang thai sẽ có thể giúp xác định có thai hay không. Tuy nhiên, cần hiểu rằng các dấu hiệu mang thai có thể gây ra bởi các nguyên nhân khác.

Xem thêm:

  • Quá trình thụ thai kỳ diệu của tinh trùng và trứng
  • Thời điểm nào khó thụ thai nhất?
  • Các loại que thử thai hot nhất năm 2019