Tim thường xuyên đập nhanh là do đâu?
Tim thường xuyên đập nhanh có thể dẫn đến suy tim nặng nhất là dẫn đến tử vong. Vậy tim của bạn thường xuyên đập nhanh là do đâu hãy đọc bài viết sau.
Tim thường xuyên đập nhanh là do đâu?
Tim của bạn thường xuyên đạp nhanh bạn lo lắng không biết tim của mình có vấn đề gì bất thường không. Tần suất cũng như mức độ tim đập nhanh tăng dần ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống hàng ngày của bạn. Hãy đọc bài viết dưới đây để biết tim của bạn thường xuyên đập nhanh là do đâu nhé.
Khi nào tim đập nhanh
Nhịp tim bình thường dao động từ 60 đến 90 nhịp/ 1 phút. Tùy thuộc vào thể trạng cũng như sức khỏe của nam, nữ các độ tuổi khác nhau mà có thể dao động đến 100 nhịp/ 1 phút. Những người ở trên mức 100 lần/ 1 phút gọi là tim đập nhanh. Dưới mức 60 lần/ 1 phút gọi là tim đập chậm. Tim đập nhanh xảy ra do sự phá vỡ những xung điện bình thường có khả năng kiểm soát tốc độ bơm máu của tim.
Nguyên nhân gây ra tim đập nhanh do đâu?
Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng tim bạn thường xuyên đập nhanh
- Hoạt động thể chất cường độ mạnh: Với những người lao động chân tay phải hoạt động gắng sức nhiều sẽ thường xuyên bị tim đập nhanh, do nhu cầu máu lưu thông đưa tới cơ thể yêu cầu cao để chuyển hóa năng lượng. Hay thường xuyên tập thể dục, tập gym quá mức cũng sẽ dẫn đến tim đập nhanh.
- Căng thẳng, sợ hãi, hồi hộp: đây là một trong những nguyên nhân khá phổ biến, khi hồi hộp lo lắng sẽ có sự tác động đến thần kinh giao cảm, gây hưng phấn thần kinh giao cảm, dẫn đến tần số nhịp tim tăng lên, có thể gây tăng huyết áp. Sự tác động của thần kinh giao cảm sẽ gây kích thích sự tiết hooc-môn adrenalin và noradrenalin làm co mạch, tác động đến nhịp tim.
- Sử dụng các chất kích thích như uống rượu bia nhiều, hút thuốc lá, sử dụng chất, đồ uống chứa nhiều caffein, hoặc nước chè đặc sẽ gây kích thích thần kinh giao cảm, dẫn đến tăng nhịp tim.
- Sử dụng thuốc giảm cân, các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, hoặc do tác dụng phụ của thuốc: nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc để chữa các bệnh mạn tính, hay điều trị rối loạn nhịp tim, các bệnh về tim mạch có thể gây tác dụng phụ làm tăng nhịp tim. Bạn cần đi khám bác sĩ để hỏi ý kiến bác sĩ về những vấn đề trên.
- Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ: yếu tố này khá điển hình ở phụ nữ mang thai, trong giai đoạn mãn kinh, hay đang trong kỳ kinh đều có thể gây tăng nhịp tim do sự thay đổi của các hooc-môn.
- Mắc các bệnh về tim mạch: đây là một trong những nguyên nhân mà bạn cần để ý đến khi loại trừ các nguyên nhân trên. Bạn bị tim đập nhanh với tần suất tăng lên, trong thời gian dài, kèm theo đó là các triệu chứng vã mồ hôi, lạnh run người, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt thì nên đi khám bác sĩ để tìm ra căn nguyên.
Nếu tình trạng tim đập nhanh mà không do các nguyên nhân khách quan tạm thời như hoạt động thể chất, sử dụng chất kích thích, thay đổi hooc-môn... thì bạn cần xem xét và đi khám bác sĩ sớm nhất có thể để tìm ra bệnh và điều trị kịp thời. Nếu không được phát hiện và điều trị, lâu ngày sẽ dẫn đến hạ huyết áp, suy tim... có thể dẫn đến tử vong ở người cao tuổi. Chính vì vậy bạn đọc cần chú ý đến tình trạng nhịp tim để biết các biện pháp phòng ngừa kịp thời bảo vệ sức khỏe!