Tìm hiểu về xét Nghiệm Liqui-Prep Pap
Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ hiện nay.Tuy nhiên với sự phát triển của y học hiện nay có rất nhiều các xét nghiệm ung thư cổ tử cung, nhằm phát hiện sớm và làm giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung. Một trong những xét nghiệm ung thư cổ tử cung hiện nay được quan tâm nhiều nhất là xét nghiệm Liqui-Prep Pap.
Tìm hiểu về xét Nghiệm Liqui-Prep Pap
Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ hiện nay. Tuy nhiên với sự phát triển của y học hiện nay có rất nhiều các xét nghiệm ung thư cổ tử cung, nhằm phát hiện sớm và làm giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung. Một trong những xét nghiệm ung thư cổ tử cung hiện nay được quan tâm nhiều nhất là xét nghiệm Liqui-Prep Pap. Cùng HoiBenh tìm hiểu về xét nghiệm Liqui-prep Pap trong bài viết dưới đây.
1. Bệnh ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là bệnh lý ác tính của biểu mô lát hoặc biểu mô tuyến cổ tử cung. Bệnh xảy ra khi các tế bào phát triển bất thường, nhân lên vô kiểm soát, xâm lấn khu vực xung quanh cũng như di căn tới các bộ phận khác của cơ thể. Nữ giới mắc ung thư cổ tử cung thường ở độ tuổi sinh hoạt tình dục (20-45 tuổi), người dưới 20 tuổi hiếm khi mắc bệnh, trong khi đó những trường hợp trên 65 tuổi phát hiện bệnh thường do tầm soát không tốt ở độ tuổi trước đó.
Nguyên nhân gây bệnh:
- Nhiễm virus HPV (Human papillomavirus)
- Nhiễm bệnh do lây qua đường tình dục (STD)
- Hút thuốc lá, suy giảm miễn dịch
Triệu chứng
Trong giai đoạn đầu, phụ nữ bị ung thư cổ tử cung và tiền ung thư thường không có triệu chứng, chỉ cho đến khi khối u phát triển lớn hoặc ảnh hưởng đến một số chức năng trong cơ thể thì mới các triệu chứng mới xuất hiện.
Các triệu chứng của ung thư cổ tử cung bao gồm:
- Chảy máu bất thường từ âm đạo, chẳng hạn như chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt, thời gian dài hơn so với chu kỳ bình thường, chảy máu sau hoặc trong khi quan hệ, chảy máu sau khi mãn kinh, chảy máu sau khi đi vệ sinh hoặc khám phụ khoa;
- Đau ở bụng dưới hoặc xương chậu;
- Đau khi quan hệ tình dục.
- Tiết dịch âm đạo bất thường, chẳng hạn như có ít máu từ dịch âm đạo tiết ra.
2. Một số xét nghiệm ung thư cổ tử cung hiện nay
Xét nghiệm Pap Smear
Đây là phương pháp quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh ung thư cổ tử cung giúp phát hiện những tổn thương tiền ung thư. Đồng thời còn được sử dụng trong sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung.
Các chị em phụ nữ đã và đang quan hệ tình dục được khuyến cáo nên thực hiện những xét nghiệm này 2 năm/lần.
Xét nghiệm HPV-DNA định tính
Xét nghiệm này giúp kiểm tra và phát hiện sự hiện diện của virus u nhú ở người (HPV), một loại virus có thể dẫn đến sự phát triển ung thư cổ tử cung.
Xét nghiệm định type gây ung thư cổ tử cung bằng kỹ thuật Realtime PCR
Kỹ thuật Realtime PCR cho phép định lượng và kiểm tra kiểu gen của một virus. Xét nghiệm sẽ phát hiện được những căn bệnh truyền nhiễm, ung thư và các bất thường di truyền.
Xét nghiệm Liqui-prep
Là phương pháp chẩn đoán và điều trị ung thư cổ tử cung, nhằm nâng cao chất lượng tầm soát và phát hiện bệnh sớm nhất có thể.
Xét nghiệm máu để kiểm tra xương, máu và thận
Một số phương pháp chẩn đoán ung thư cổ tử cung khác:
- Soi bàng quang: Phương pháp này giúp phát hiện các hiện tượng phồng, phù mọng nước cũng như các nếp gấp cố định bị dày cứng, các xâm lấn vào niêm mạc bàng quang.
- Soi cổ tử cung: Thực hiện kỹ thuật này giúp chẩn đoán tổn thương viêm, tiền ung thư hoặc ung thư cổ tử cung thực sự.
- Ngoài ra các chị em có thể thực hiện chụp bạch mạch, chụp X-quang ống, cổ tử cung nếu như cần thiết.
- Soi trực tràng: Thực hiện khám nghiệm này được sử dụng trong trường hợp có xâm lấn về phía sau, vào âm đạo và vách ngăn trực tràng - âm đạo.
- Chẩn đoán giải phẫu bệnh lý
- Chẩn đoán giải phẫu về đại thể: Bệnh khởi phát từ lớp biểu mô của môi sau, lỗ trong hay của môi trước cổ tử cung. Trong giai đoạn đầu thường không có ảnh hưởng đặc biệt, khi phát triển có 3 hình dạng đại thể khác nhau như dạng cứng thâm nhiễm, dạng chồi, dạng loét.
- Chẩn đoán giải phẫu về vi thể: Ung thư biểu mô tế bào vảy chiếm 97%, còn lại gồm có ung thư biểu mô tuyến, cùng với các dạng không biệt hóa, các ung thư liên kết. Những ung thư biểu mô chưa xâm lấn còn được gọi là ung thư tại chỗ.
3. Tìm hiểu về xét nghiệm Liqui-prep Pap
Xét nghiệm Liqui-Prep Pap Test đã được Cơ quan Quản lý thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp chứng nhận năm 2004. Đây cũng là phương pháp được nhiều chị em phụ nữ quan tâm hiện nay vì có nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương pháp truyền thống, phương pháp này giúp phát hiện sớm các tế bào tiền ung thư ung thư cổ tử cung với độ nhạy lên đến 70-95%.
Nguyên lí của xét nghiệm Liqui-prep: Đây là kỹ thuật tế bào chất lỏng thế hệ 2, không ảnh hưởng đến môi trường, thiết bị đơn giản, có thể lưu trữ bệnh phẩm để xét nghiệm lại khi cần, có thể sử dụng bệnh phẩm cho phân tích các thụ thể, gen, các tác nhân gây bệnh, hóa miễn dịch tế bào...chỉ trong 1 lần lấy bệnh phẩm. Dùng các hóa chất hòa tan chất nhầy và hồng cầu để các thành phần này không che lấp các tế bào cần quan sát, cũng như dùng chất dính để các tế bào như được dán lên phiến kính, không bị trôi khi nhuộm. Các tế bào không bị chồng chất lên nhau, nên rất dễ quan sát, do đó tăng độ nhậy, độ chính xác, giảm tỷ lệ âm tính giả.
Lưu ý khi làm xét nghiệm Liqui-prep Pap
- Trước khi thực hiện xét nghiệm Liqui-Prep Pap Test 2 ngày nên tránh: Giao hợp, bơm rửa âm đạo, đặt thuốc âm đạo, dùng thuốc diệt tinh trùng...
- Không thực hiện xét nghiệm khi đang ở chu kỳ kinh nguyệt. Thời gian làm Liqui-Prep Pap Test tốt nhất là khoảng ngày 8-15 của chu kỳ kinh.
- Không thực hiện xét nghiệm cho phụ nữ độc thân trừ khi có yêu cầu xét nghiệm để chẩn đoán bệnh.
Xem thêm:
- Ung thư cổ tử cung và các nguyên nhân gây bệnh
- Phụ nữ cần biết 5 căn bệnh về cổ tử cung thường gặp này
- Siêu âm có phát hiện lạc nội mạc tử cung không?