Tìm hiểu về vàng da tăng Bilirubin gián tiếp ở trẻ sơ sinh

Vàng da sơ sinh là do tăng bilirubin gián tiếp rất hay gặp, chiếm 25 - 30% ở trẻ đủ tháng và đa số ở trẻ non tháng. Bệnh thường xảy ra trong tháng tuổi đầu tiên nhưng nguy hiểm nhất là trong 2 tuần đầu. Vậy cơ chế của vàng gia sơ sinh là gì, hãy cùng HoiBenh tìm hiểu về qua bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về vàng da tăng Bilirubin gián tiếp ở trẻ sơ sinh Tìm hiểu về vàng da tăng Bilirubin gián tiếp ở trẻ sơ sinh

Vàng da sơ sinh là gì?

Vàng da ở trẻ sơ sinh là hiện tượng tăng phá hủy hồng cầu phôi thai, giảm chức năng của các men chuyển hóa do gan sản xuất và tăng chu trình ruột gan. Trong một số trường hợp, khi bilirubin gián tiếp trong máu tăng quá cao có thể diễn tiến nặng đến vàng da nhân, biến chứng này còn tùy thuộc nhiều yếu tố: non tháng hay đủ tháng, trẻ khỏe hay bệnh lý, bất đồng nhóm máu.

tim-hieu-ve-vang-da-tang-bilirubin-gian-tiep-o-tre-so-sinh-body-1

Hình minh họa

Vàng da sơ sinh có thể ở mức độ nhẹ (vàng da sinh lý) nhưng cũng có thể tiến triển nặng (vàng da bệnh lý). Nếu không phát hiện và điều trị vàng da bệnh lý kịp thời thì có thể xảy ra biến chứng nhiễm độc thần kinh (còn gọi là vàng da nhân) do bilirubin gián tiếp thấm vào não mà hậu quả là trẻ sẽ bị tử vong hoặc bị bại não suốt đời.

Cơ chế vàng da tăng Bilirubin gián tiếp ở trẻ sơ sinh

Ở trẻ sơ sinh, vàng da có thể do cơ chế sau:

– Tăng sản xuất bilirubin do vỡ hồng cầu.

– Kém bắt giữ bilirubin từ huyết tương do giảm ligandin và protein Y, Z.

– Kém kết hợp bilirubin ở gan do giảm hoạt động của Glucuronyl Transferase.

– Tăng chu trình ruột gan do mức độ beta glucuronidase ở ruột cao (vi khuẩn ruột kém).

Ở giai đoạn sơ sinh, vàng da là một biểu hiện hay gặp do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên vàng da tăng bilirubin tự do có thể gặp ở 60% trẻ đủ tháng và 80% ở trẻ đẻ non. Tình trạng này có thể đơn giản từ vàng da sinh lý đến trầm trọng như vàng da nhân. Đây là một biến chứng nguy hiểm vì trẻ có thể tử vong (10% số trường hợp) hoặc bị di chứng nặng nề về thần kinh cả tinh thần và vận động.

Triệu chứng của vàng da tăng Bilirubin gián tiếp ở trẻ sơ sinh

Khi trẻ sơ sinh mắc hội chứng vàng da tăng Bilirubin gián tiếp, trẻ có những dấu hiệu sau: vàng da sáng màu, xuất hiện từ ngày thứ 2 sau đẻ, tăng nhanh từ mặt xuống đến thân và các chi.

tim-hieu-ve-vang-da-tang-bilirubin-gian-tiep-o-tre-so-sinh-body-3

Hình minh họa

Nếu huyết tán nhiều, tăng nhanh mà không được điều trị kịp thời sẽ có các triệu chứng bất thường khiến bé rơi vào tình trạng li bì, giảm trương lực cơ, bú kém; tiếp đó chuyển sang tình trạng kích thích, khóc thét, tăng trương lực cơ. Sau đó trẻ tiếp tục tăng trương lực cơ, khóc thét và có thể chuyển sang co giật, hôn mê.

Các phương pháp điều trị vàng da tăng bilirubin gián tiếp cho trẻ sơ sinh

Thay máu

Khi có bilirubin gián tiếp cao trên 20mg% (34mmol%), sẽ sẽ được chỉ định thay máu.

Lưu ý:

Chọn nhóm máu phụ thuộc vào nhóm máu của con và mẹ (B3).

Thời điểm thay : phụ thuộc vào cân nặng, ngày tuổi của trẻ (B4).

Lượng máu : 150 - 200 ml/kg.

Ánh sáng liệu pháp

Là phương pháp điều trị ít tốn kém, rất có tác dụng, chỉ định cho tất cả trẻ vàng da tăng bilirubin gián tiếp trên 13mg% (22mmol%).

Dùng ánh sáng xanh, trắng có bước sóng 420-480mm, phân bô đêu 5-6Uw/cm2/nm để cách xa trẻ 50cm. Đặt trẻ trong lồng ấp, không mặc quần áo, có băng đen bảo vệ mắt.

tim-hieu-ve-vang-da-tang-bilirubin-gian-tiep-o-tre-so-sinh-body-2

Hình minh họa

Cho ánh sáng chiếu trực tiếp lên da trẻ, 3 giờ thay đôi tư thê trẻ một lân, sau 5- 6 giờ chiếu thì nghỉ 1 giờ, tiếp tục cho tới khi mức bilirubin gián tiếp xuống mức bình thường (B2). Trong thời gian chiếu, thêm số lượng ăn 20ml/kg/ngày.

Sử dụng Gacdenan hoặc truyền albumin

Gardenal là thuốc trị chứng động kinh cơn lớn, động kinh giật cơ, động kinh cục bộ, dùng cho bệnh nhân vàng da sơ sinh và người mắc chứng tăng bilirubin huyết không kiên hợp bẩm sinh,...

Truyền albumin cũng là phương pháp hữu hiệu chứng vàng da tăng bilirubin gián tiếp cho trẻ sơ sinh. Trong khi truyền albumin, cần tạm ngừng chiếu đèn và truyền theo chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm:

  • Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh, những điều mẹ nên biết
  • Vàng da ở trẻ sơ sinh khi nào thì nguy hiểm?