Tìm hiểu về ung thư vú, cách tự phát hiện ung thư vú tại nhà

Ung thư vú là bệnh rất dễ phát hiện và có thể chữa khỏi nếu ở giai đoạn sớm. Chính vì vậy, chị em nên nắm rõ những kiến thức căn bản về bệnh này cũng như cách tự kiểm tra ung thư vú tại nhà để phòng tránh bệnh hiệu quả nhất.

Tìm hiểu về ung thư vú, cách tự phát hiện ung thư vú tại nhà Tìm hiểu về ung thư vú, cách tự phát hiện ung thư vú tại nhà

Ung thư vú là bệnh rất dễ phát hiện và có thể chữa khỏi nếu ở giai đoạn sớm. Chính vì vậy, chị em nên nắm rõ những kiến thức căn bản về bệnh này cũng như cách tự kiểm tra ung thư vú tại nhà để phòng tránh bệnh hiệu quả nhất.

Nguyên nhân thường gặp gây ung thư vú

Theo ông Nguyễn Bá Đức, Phó Chủ tịch Hội ung thư Việt Nam cho biết: Nguyên nhân ung thư vú hiện chưa được xác định rõ, nhưng phải kể tới các yếu tố có nguy cơ như:

Thừa cân béo phì

Những chị em thừa cân nặng thường có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn so với những phụ nữ có thân hình mảnh mai. Tại những nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp tỉ lệ nữ giới mắc bệnh ung thư vú do thừa cân nặng chiếm tỉ lệ cao. Hầu hết bệnh nhân ung thư vú đều có chỉ số BMI lớn hơn 23.

GS. Bá Đức khuyến cáo, chế độ ăn uống thiếu rau xanh, trái cây và nhiều chất béo làm cho chỉ số cholesteron tăng cao, cùng với thực phẩm không an toàn (thuốc trừ sâu, thịt có hóa chất tăng trưởng) làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.

Bên cạnh đó, lối sống lười vận động, làm việc trong môi trường nhiễm phóng xạ cũng là nguy cơ khiến bệnh ung thư vú gia tăng.

Uống nhiều rượu bia

Nghiên cứu mới nhất tại Anh cho thấy, phụ nữ mỗi ngày uống 10ml rượu, 330ml bia có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư vú. Rượu bia kích thích nội tiết tố nữ và làm tăng khả năng di căn của ung thư vú, bên cạnh đó phụ nữ dùng nhiều loại đồ uống này còn làm tổn thương các mô tuyến vú.

vicare.vn-tim-hieu-ve-ung-thu-vu-cach-tu-phat-hien-ung-thu-vu-tai-nha-body-1

Lạm dụng thuốc nội tiết

Bệnh ung thư vú có liên quan tới yếu tố nội tiết. Phụ nữ có đời sống nội tiết kéo dài hơn bình thường (có kinh nguyệt sớm và hết kinh muộn), người sử dụng thêm các loại thuốc nội tiết hỗ trợ là đối tượng thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc ung thư vú, GS. Bá Đức cho biết thêm.

Phụ nữ sinh đẻ nhưng không cho con bú

Ở những chị em không sinh đẻ hoặc sinh đẻ nhưng không cho con bú sẽ gây ảnh hưởng tới nội tiết tố trong cơ thể, điều đó sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.

Do di truyền

Bệnh ung thư vú có tính di truyền, nghĩa là nếu như thế hệ trước mang gen ung thư vú thì có thể sẽ truyền lại cho thế hệ sau. Tùy thuộc vào mỗi dân tộc, mà tỷ lệ di truyền gen ung thư vú sẽ khác nhau. Ở nước ta, tỉ lệ di truyền gen ung thư vú chiếm khoảng 2%. Tuy nhiên GS Bá Đức chia sẻ, người có gen ung thư vú, gen đó phải được kích hoạt thì mới phát bệnh được. Những yếu tố kích hoạt gen như dùng rượu bia, béo phì, tiếp xúc phóng xạ... cộng lại sẽ kích hoạt và gây bệnh.Có khoảng 80-90% trường hợp ung thư vú phát hiện có khối u, khi bệnh đang ở giai đoạn đầu hoàn toàn có thể phát hiện bệnh bằng cách sờ nắn bằng tay.

Những dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư vú

Các triệu chứng của ung thư vú rất đa dạng, thường người bệnh sẽ không cảm thấy đau nên phải dựa theo những dấu hiệu bất thường để phát hiện bệnh.

  • Có khối u: 90% trường hợp ung thư vú có khối u và có thể sờ được khi có kích thước từ 1cm trở lên.
  • Núm vú tiết dịch: Khoảng 5% bệnh nhân ung thư vú tiết dịch ở núm vú, điển hình là dịch hồng hoặc có kèm theo máu.
  • Núm vú thụt sâu vào trong: Núm vú cứng, thụt sâu và dùng tay cũng không kéo ra được.
  • Bề mặt vú nhăn: Đây là dấu hiệu hiếm gặp. Khi ngực có khối u sẽ phá vỡ cấu trúc da và hình thành nên các nếp nhăn bên ngoài bề mặt vú.
  • Viêm da xung quanh vú: Da bị phù, đỏ dưới dạng da cam. Bên ngoài da có thể bị bong ra, da sần sùi, vảy nến kèm theo nổi mẩn ngứa ở ngực.
  • Xuất hiện hạch ở nách: Nếu có khối u hoặc cảm thấy có vết sưng đau dưới cánh tay mà không rõ nguyên nhân, thì rất có thể là dấu hiệu ban đầu của ung thư vú. GS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc bệnh viện K cho biết: Bệnh ung thư nói chúng, khi có triệu chứng đau thì bệnh đã ở giai đoạn muộn, nhưng ung thư vú giai đoạn muộn không đau, nên rất khó dựa vào biểu hiện này để phát hiện bệnh. Ung thư vú giai đoạn muộn, lúc này khối u to xâm lấn da chảy dịch và máu ra ngoài. Trường hợp di căn vào xương gây đau xương tại vị trí di căn, di căn phổi sẽ gây tức ngực hoặc ho ra máu...
vicare.vn-tim-hieu-ve-ung-thu-vu-cach-tu-phat-hien-ung-thu-vu-tai-nha-body-2

Các bước phát hiện sớm bệnh ung thư vú tại nhà

Việc tự kiểm tra phát hiện ung thư vú tại nhà là rất cần thiết đối với những chị em phụ nữ bước vào độ tuổi trưởng thành.

Khuyến cáo từ các chuyên gia, phụ nữ từ tuổi 20 nên tự kiểm tra vú 1 lần/tháng sau khi hết chu kì kinh nguyệt. Bên cạnh đó, phụ nữ từ 40 tuổi trở lên, nên đi chụp X-quang tuyến vú 1-2 lần/năm.

Dưới đây là 4 bước phát hiện sớm bệnh ung thư vú tại nhà:

● Bước 1: Để xuôi 2 tay và quan sát xem có dấu hiệu bất thường nào như những dấu hiệu cảnh báo ở trên hay không.

● Bước 2: Giơ 2 tay lên đầu, hơi nghiêng đầu về phía trước và quan sát xem có bất thường nào ở ngực như trong bước 1 không.

● Bước 3: Đưa 1 tay lên trên đầu, sau đó lấy 3 ngón tay trỏ, giữa và áp út của tay còn lại xoa nắn vú từ trong quầng vú vừa ấn nhẹ vừa di chuyển theo chiều xoắn ốc. Nếu thấy có bất thường ở 1 bên vú, hãy đối chiếu với bên còn lại xem có giống nhau không. Sau đó tiếp tục đưa tay di chuyển, ấn nhẹ lên vùng hõm nách xem có hạch hay bất thường nào không.

● Bước 4: Kiểm tra tương tự như trong bước 2 ở tư thế nằm. Nếu thấy có bất thường nào cần tới ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác.

Cách chẩn đoán ung thư vú

Tự khám sàng lọc là bước quan trọng để sớm phát hiện ung thư vú. Để chẩn đoán chính xác cần phải dựa theo các bước: Khám lâm sàng, chụp X-quang tuyến vú và chọc hút tế bào.

Nếu thực hiện cả 3 nghiệm pháp này mà có kết quả dương tính, thì được chẩn đoán là ung thư vú. Còn nếu một trong ba yếu tố trên mà âm tính, thì cần làm thêm các xét nghiệm khác, thường là làm sinh thiết để khẳng định. Nếu cả 3 yếu tố trên đều âm tính thì khả năng ung thư vú thấp và cần theo dõi thêm.

Để phòng tránh ung thư vú cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, không uống rượu bia, không lạm dụng thuốc nội tiết và tăng cường các hoạt động thể chất kết hợp thăm khám định kì. Bên cạnh đó, phụ nữ sinh con nên cho bú sữa mẹ tới 24 tháng tuổi. Nếu trong gia đình có người mắc ung thư vú, cần tầm soát thường xuyên 6 tháng/lần.

Xem thêm:

  • Bạn có nguy cơ mắc ung thư vú hay không?
  • Những thông tin từ A đến Z về bệnh ung thư vú ở phụ nữ