Tìm hiểu về thuốc trị vi khuẩn HP trong dạ dày

Cùng với sự phát triển của xã hội, bệnh đau dạ dày đang dần trở nên phổ biến. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới đau dạ dày, một trong số đó chính là vi khuẩn HP (Helicobacter pylori). Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu về bệnh đau dạ dày do vi khuẩn Hp và các thuốc trị vi khuẩn Hp trong dạ dày.

Tìm hiểu về thuốc trị vi khuẩn HP trong dạ dày Tìm hiểu về thuốc trị vi khuẩn HP trong dạ dày

Cùng với sự phát triển của xã hội, bệnh đau dạ dày đang dần trở nên phổ biến. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới đau dạ dày, một trong số đó chính là vi khuẩn HP (Helicobacter pylori). Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu về bệnh đau dạ dày do vi khuẩn Hp và các thuốc trị vi khuẩn Hp trong dạ dày.

1. Vi khuẩn Hp là gì?

Helicobacter pylori (hay còn gọi là vi khuẩn Hp) là một loại xoắn khuẩn, gram dương, tồn tại kí sinh ở trong lớp nhầy niêm mạc dạ dày. Đây là loại vi khuẩn xuất hiện phổ biến ở nước ta.

Vi khuẩn Hp có khả năng tiết ra men urease để tạo ra ammoniac chất này không những giúp vi khuẩn tạo ra một môi trường sống trung tính có khả năng bảo vệ tránh được tác động của dịch vị mà còn làm tổn thương niêm mạc dạ dày, tá tràng, gây viêm loét cấp tính và mạn tính thậm chí dẫn tới biến chứng ung thư dạ dày và lympho... Đây được coi là nguyên nhân chính dẫn tới viêm loát dạ dày của vi khuẩn Hp. Ngoài ra, các bệnh như thiếu máu thiếu sắt, xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn, gia tăng dị ứng... cũng được cho là do Hp gây nên.

vicare.vn-tim-hieu-ve-thuoc-tri-vi-khuan-hp-trong-da-day-body-1
Vi khuẩn Hp trong dạ dày

2. Con đường lây nhiễm của vi khuẩn Hp

Nhiều người nghĩ rằng, vi khuẩn Hp tồn tại ở sâu trong dạ dày nên không có khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy có tới 3 con đường lây nhiễm Hp từ người này sang người khác bao gồm:

  • Đường miệng: Đây được coi là con đường lây nhiễm phổ biến nhất. Nếu vợ hoặc chồng bị nhiễm Hp thì người còn lại có nguy cơ cao cũng mắc Hp. Do vậy, khi đi khám hoặc xét nghiệm thì nên đi cả 2 để có thể điều trị triệt để.
  • Đường phân- miệng: Trong cộng đồng, hoặc tập thể có sinh hoạt ăn uống, vệ sinh chung thì nguy cơ lây lan, tái nhiễm Hp là rất cao. Do vậy nên hạn chế ăn chung bát chung đũa nhất là với con trẻ.
  • Dụng cụ khám, chữa bệnh: Các thiết bị, dụng cụ như ống nội soi, thanh đè lưỡi, dụng cụ nha khoa, mũi họng... nếu không được tiệt trùng cũng sẽ là con đường lây nhiễm vi khuẩn Hp

3. Thuốc trị vi khuẩn Hp trong dạ dày

Vi khuẩn Hp tồn tại ngay trong chính dịch vị của dạ dày. Hơn nữa chúng còn tiết men urease để bảo vệ chính chúng. Do đó, để có tác động tới vi khuẩn cần phải phối hợp nhiều loại thuốc với nhau và tuân thủ điều trị nghiêm ngặt trong một thời gian thì mới có tác dụng. Dưới đây là những thuốc được sử dụng để trị vi khuẩn Hp trong dạ dày:

3.1 Thuốc giảm bài tiết acid dịch vị

Nhóm thuốc này bao gồm 2 loại đó là thuốc ức bơm proton (PPI) và thuốc ức chế tiết acid dạ dày. Có thể kể tới các đại diện tiêu biểu như Omeprazol, Esomeprazol, Rabenprazole, Lansoprazol, Pantoprazol, Cimetidin.... Nhóm thuốc này không có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn Hp nhưng nó có tác dụng trong việc làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng. Khi phối hợp với các thuốc khác trong quá trình điều trị sẽ tạo ra tác dụng hiệp đồng để tiêu diệt Hp. Tuy nhiên, do đây là thuốc ức chế bài tiết dịch vị do đó khi sử dụng loại thuốc này kéo dài có thể dẫn các tác dụng phụ như khó tiêu, đầy hơi, theo các tế bào thành dạ dày.... Vì vậy người bệnh cần phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng thuốc tại nhà mà chưa có chỉ định.

3.2 Các nhóm thuốc khác sinh

Kháng sinh Amoxicillin

Amoxicillin là kháng sinh thuộc nhóm Beta lactam có phổ tác dụng rộng, bền vững trong môi trường acid dịch vị, hấp thu nhanh và gần như hoàn toàn qua đường tiêu hóa, không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Có tác dụng ức chế sinh tổng hợp vách tế bào, khiến cho vi khuẩn không thể tồn tại được. Amoxicillin được phối hợp trong các phác đồ thuốc trị vi khuẩn Hp trong dạ dày bởi tính hiệu quả cũng như chi phí rẻ. Tuy nhiên, chính việc sử dụng rộng rãi này đã khiến cho tỷ lệ kháng thuốc ngày càng gia tăng. Đây cũng chính là vấn đề nan gian của các nhà khoa học trong vấn đề vi khuẩn kháng thuốc.

vicare.vn-tim-hieu-ve-thuoc-tri-vi-khuan-hp-trong-da-day-body-2
Kháng sinh Amoxicillin

Kháng sinh Clarithromycin

Clarithromycin là kháng sinh thuộc nhóm Macrolid. Về sinh khả dụng cũng giống như Amoxicillin. Cơ chế kháng khuẩn của Clarithromycin là khả năng gắn lên tiểu phần ribosom 50s của vi khuẩn do đó ức chế sinh tổng hợp protein khiến cho quá trình sinh trưởng và phát triển của vi khuẩn bị rối loạn và vi khuẩn Hp cũng không phải là ngoại lệ. Giống như Amoxicillin do sự nhảy cảm với Hp mà Clarithromycin được sử dụng nhiều trong phác đồ thuốc trị vi khuẩn Hp trong dạ dày.

vicare.vn-tim-hieu-ve-thuoc-tri-vi-khuan-hp-trong-da-day-body-3
Kháng sinh Clarithromycin

Kháng sinh Metronidazol

Metronidazol là nhóm thuốc điều trị nấm, kí sinh trùng, chống nhiễm khuẩn... Thuộc họ nitro–5 imidazol. Khi vào cơ thể nhóm nitro này bị khử hóa có khả năng làm mất cấu trúc xoắn ADN tế bào giúp tiêu diệt vi khuẩn Hp và được dùng trong phác đồ thuốc trị vi khuẩn Hp trong dạ dày. Việc sử dụng loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ khó chịu như miệng có vị kim loại... Bên cạnh đó, Metronidazol còn được sử dụng nhiều trong điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp và răng lợi. Do đó cũng góp phần làm tăng tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh.

vicare.vn-tim-hieu-ve-thuoc-tri-vi-khuan-hp-trong-da-day-body-4
Kháng sinh Metronidazol

Kháng sinh Levofloxacin

Levofloxacin là một kháng sinh thuộc nhóm Quinolon. Có tác dụng ức chế tổng hợp ADN vi khuẩn do vậy được dùng làm thuốc trị vi khuẩn Hp trong dạ dày. Levofloxacin được chống chỉ định điều trị Hp cho trẻ nhỏ ở độ tuổi phát triển do tác dụng phụ gây thoái hóa sụn ở khớp chịu trọng lực và các tác dụng phụ nguy hiểm khác.

Trên đây là những thuốc phổ biến và đang được sử dụng trong các phác đồ thuốc trị vi khuẩn Hp trong dạ dày. Bởi sự hiệu quả, sinh khả dụng cao. Ngoài ra còn có một số kháng sinh khác như Tinidazol, Tetracyclin... tuy nhiên những kháng sinh này ít được các bác sĩ chỉ định bởi tác dụng phụ của chúng.

Thuốc băng niêm mạc dạ dày

Bismuth là đại diện hay được nhắc tới với vai trò tạo thành một lớp bao xung quanh niêm mạc dạ dày, ngăn chặn tác dụng của acid dịch vị trên ổ loét. Bên cạnh đó, thuốc này còn được biết tới với khả năng tiêu diệt vi khuẩn Hp tuy nhiên hiệu lực không cao. Do vậy, Bismuth được phối hợp trong phát đồ thuốc trị vi khuẩn Hp trong dạ dày để làm tăng tác dụng hiệp đồng. Nhược điểm của loại thuốc này là khi sử dụng kéo dài có thể dẫn tới tăng nồng độ kim loại nặng trong máu. Do vậy cần phải thận trong khi sử dụng để điều trị các trường hợp mạn tính. Hiện nay, các phác đồ thuốc trị vi khuẩn Hp trong dạ dày được các chuyên gia khuyến cáo sử dụng bao gồm

  • Phác đồ điều trị 3 thuốc gồm: một thuốc PPI + 2 thuốc thuộc 2 nhóm kháng sinh khác nhau như:

PPI + Clarithromycin + AmoxicillinPPI + Metronidazol + AmoxicillinPPI + Metronidazol + Clarithromycin

  • Phác đồ điều trị 4 thuốc gồm có Bismuth hiện nay hay được sử dụng như:

PPI + Bismuth + Metronidazole + TetracyclineQuá trình điều trị bằng thuốc khi sử dụng các phác đồ trên từ 10-14 ngày.Hy vọng những chia sẻ trên đây của các bác sĩ HoiBenh đã cung cấp thêm cho người bệnh những kiến thức bổ ích về bệnh loét dạ dày- tá tràng do Hp và các phác đồ thuốc trị vi khuẩn Hp trong dạ dày đang được sử hiện nay. Chúc các bạn mạnh khỏe!

Xem thêm:

  • Khỏi đau dạ dày do vi khuẩn Hp sau hơn 10 lần tới viện
  • Điều trị vi khuẩn HP khi đang cho con bú có được không?
  • Nguy cơ vi khuẩn Hp kháng thuốc và các giải pháp điều trị mới