Tìm hiểu về rối loạn kinh nguyệt ở các độ tuổi
Rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ xảy ra ở độ tuổi khác nhau, nhưng độ tuổi dậy thì và tiền mãn kinh là độ tuổi hay gặp vấn đề này nhất. Rối loạn kinh nguyệt nếu không được phát hiện sớm sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường.
Tìm hiểu về rối loạn kinh nguyệt ở các độ tuổi
Rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau, nhưng độ tuổi dậy thì và tiền mãn kinh là độ tuổi hay gặp vấn đề này nhất. Rối loạn kinh nguyệt nếu không được phát hiện sớm sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường.
1. Rối loạn kinh nguyệt là gì?
Rối loạn kinh nguyệt là những thay đổi bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt. Nó có thể xuất hiện trong thời gian “đèn đỏ” hoặc những thay đổi về thời gian trong chu kỳ kinh nguyệt.
Chúng ta có thể nhận biết được những dấu hiệu bất thường của kinh nguyệt như: Đau bụng kinh dữ dội, kinh đến sớm hoặc muộn, rong kinh, vô kinh... Đó là những dấu hiệu, triệu trứng cảnh báo bạn đang bị rối loạn kinh nguyệt.
2. Nguyên nhân dẫn tới rối loạn kinh nguyệt
Độ tuổi dậy thì
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì, nhưng 1 số yếu tố tác động mạnh khiến lứa tuổi dậy thì gặp phải vấn đề này.
Rối loạn nội tiết
Sự hoạt động của 2 nội tiết tố nữ estrogen hay progesterone. Ở tuổi dậy thì 2 nội tiết tố này thường mất cân bằng, từ đó gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt cho các bạn gái.
Buồng trứng chưa phát triển hết: Bạn gái trong độ tuổi dậy thì thì buồng trứng hoạt động chưa được ổn định. Từ đó rất dễ dẫn đến tình trạng phóng noãn không đều, có khi 1 tháng phóng noãn 2 lần hoặc tháng lại không có lần nào. Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến các bạn nữ gặp phải trường hợp có kinh 2 lần/tháng hoặc không có kinh trong vòng 2 - 3 tháng hay lâu hơn.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt không điều độ
Trong độ tuổi dậy thì, các bạn vẫn chưa ý thức được việc ăn, ngủ sinh hoạt đúng giờ giấc. Thường xuyên thức khuya, ăn không đúng bữa, stress... là 1 trong yếu tố dẫn đến việc rối loạn kinh nguyệt.
Tâm lý chưa ổn định: Dậy thì sinh lý thay đổi thì tâm lý cũng có sự thay đổi khá rõ rệt. Thường thì các bạn gái sẽ có tâm lý lo sợ, căng thẳng khi gặp phải vấn đề gì đó dẫn tới hiện tượng bất ổn tâm lý. Và tùy thuộc vào tâm lý của mỗi người mà mức độ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt sẽ khác nhau. Nếu bạn thường có trạng không vui vẻ thì rất dễ bị rối loạn kinh nguyệt.
Tuổi tiền mãn kinh
Suy giảm estrogen ở độ tuổi tiền mãn kinh khiến nhiều chị em gặp nhiều vấn đề bất cập trong cuộc sống sinh hoạt. Vậy nguyên nhân nào khiến phụ nữ tuổi tiền mãn kinh bị rối loạn kinh nguyệt.
Thiếu hụt nội tiết tố nữ: Thiếu hụt nội tiết tố nữ khiến hoạt động rụng trứng không đồng đều gây nên hiện tượng rối loạn kinh nguyệt.
Tuổi tác
Phụ nữ giai đoạn này thường có hiện tượng kinh không đồng đều. Ở tuổi này lượng hormone estrogen biến động nhiều làm mất cân bằng khiến nội tiết tố cũng mất cân bằng theo. Vậy nên chị em cần bổ sung hormone estrogen trong thời kỳ tiền mãn kinh.
Nhiễm khuẩn sau sinh, nạo phá thai, viêm nội mạc tử cung... cũng là những nguyên nhân dẫn đến việc rối loạn kinh.
Sử dụng loại thuốc hormone không phù hợp, đúng dẫn tới rối loạn kinh nguyệt.
Sinh hoạt không điều độ khoa học, tâm lý bất ổn cũng là nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt ở các độ tuổi.
3. Rối loạn kinh nguyệt nguy hiểm tới mức nào?
Với phụ nữ, rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng khá lớn tới đời sống sinh hoạt của chị em. 1 số trường hợp nếu không phát hiện bệnh kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường và khó có thể chữa trị được. Dưới đây là 1 số tác hại của bệnh rối loạn kinh nguyệt: Gây khó chịu, mệt mỏi, đau bụng dữ dội. Nếu rối loạn kinh nguyệt ở độ tuổi tiền mãn kinh sẽ khiến đời sống chăn gối của vợ chồng trục trặc, không hòa hợp.
Trường hợp không phát hiện rối loạn kinh nguyệt sớm và được chữa trị thì sẽ gây ra các bệnh như: Vô sinh, viêm nhiễm phụ khoa, khó đậu thai...
4. Cách phòng tránh
Để phòng tránh hiện tượng rối loạn kinh nguyệt dù bạn ở độ tuổi nào thì bạn cũng nên: Sinh hoạt điều độ, không nạo phá thai, dùng thuốc phá thai bừa bãi, liên tục, vệ sinh vùng kín sạch sẽ, luôn để tâm lý thoải mái, tránh những suy nghĩ tiêu cực, lo lắng... Đó là những cách phòng tránh bị rối loạn kinh nguyệt tốt và dễ nhất bạn có thể tự làm được.
Trường hợp bị mất kinh, kinh không đều, đau bụng dữ dội, kinh vón cục... thì bạn nên đến bệnh viện khám phụ khoa ngay. Tránh để lâu, bệnh biến chướng rất khó chữa trị và dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Muốn bảo vệ sức khỏe của mình, phòng tránh bị rối loạn kinh nguyệt thì trước hết bạn phải hiểu rối loạn kinh nguyệt là gì, cách thức phòng tránh ở từng độ tuổi. Đừng coi thường rối loạn kinh nguyệt vì nó có thể khiến bạn vô sinh, mắc bệnh ung thư nếu không chữa trị kịp thời.