Tìm hiểu về khoa cấp cứu A9 - Bệnh viện Bạch Mai

Được mệnh danh là “chuyến xe định mệnh cuối cùng” của người bệnh từ khắp mọi nơi đổ về, Khoa cấp cứu A9 - Bệnh viện Bạch Mai đang từng ngày góp phần không nhỏ trong công cuộc cứu chữa người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu về khoa cấp cứu A9 của Bệnh viện Bạch Mai qua bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về khoa cấp cứu A9 - Bệnh viện Bạch Mai Tìm hiểu về khoa cấp cứu A9 - Bệnh viện Bạch Mai

Thông tin cơ bản về khoa cấp cứu A9 - Bệnh viện Bạch Mai

Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, là một trong những bệnh viện lớn nhất của Việt Nam, đồng thời là bệnh viện tuyến cuối của miền Bắc. Trước năm 2000, Khoa Hồi sức, Chống độc cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai nằm tại tòa nhà A9, sau này đã tách ra thành từng tầng riêng. Khoa Hồi sức Cấp cứu vẫn ở lại tòa nhà A9 nên thường được gọi là Cấp cứu A9. Hiện tại, khoa có khoảng 20 bác sĩ, 80 điều dưỡng thay phiên nhau trực 2 ca. Mỗi ngày, hơn 200 bệnh nhân được tiếp nhận, trong đó đến tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh nặng chiếm 70%.

Quy trình làm việc của khoa cấp cứu A9 tại bệnh viện Bạch Mai

HoiBenh.vn-tim-hieu-ve-khoa-cap-cuu-a9---benh-vien-bach-mai-body-2
Tại khoa Cấp cứu A9 có 4 bảng màu để phân loại tình trạng nghiêm trọng của bệnh nhân

Tại khoa Cấp cứu A9 có 4 bảng màu để phân loại tình trạng nghiêm trọng của bệnh nhân: màu đỏ, màu da cam, màu vàng, màu xanh lá. Khi làm việc, bác sĩ sẽ dựa vào bảng màu để phân loại bệnh nhân và đưa ra hướng điều trị thích hợp. Bảng đỏ là ưu tiên số 1, các bác sĩ cần hồi sức ngay lập tức. Những bệnh nhân này thường đã tiến tới giai đoạn bị suy hô hấp nặng dẫn đến rối loạn ý thức và ngừng tuần hoàn. Ngoài ra, họ còn có biểu hiện tâm thần gây nguy hiểm cho bản thân và người khác.. Bảng màu da cam ở mức ưu tiên số 2, cần cấp cứu dưới 10 phút. Đối với màu vàng, đó chính là bảng ưu tiên thứ 3, cấp cứu trong vòng 30 phút và cuối cùng là bảng màu xanh lá, có thể theo dõi và điều trị trong vòng 1 giờ.

Khi khám bệnh, bệnh nhân cấp cứu ban đầu được sàng lọc và đánh giá lâm sàng nhanh, bác sĩ sẽ thu thập thêm một số thông tin về tình trạng bệnh như dáng vẻ chung của bệnh nhân, chức năng sống, tình trạng ý thức, có thể đi lại được không. Tất cả thông tin này, các chỉ định của bác sĩ điều trị,... đều được ghi chép vào hồ sơ bệnh án.

Sau khi phân loại, bệnh nhân sẽ được chuyển đến phòng cấp cứu 1. Còn đối với những ca điều trị tại phòng cấp cứu số 3, bệnh nhân thở bằng máy và được theo dõi liên tục. Đối với giường bệnh treo bảng màu cam, mỗi bệnh nhân sẽ có một người nhà ở cạnh để chăm sóc. Thời gian thăm bệnh là sau 11h trưa và sau 16h chiều.

Bệnh nhân cấp cứu tại khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai đều là những ca bệnh nặng được chuyển từ tuyến dưới lên. Do đó, ngày thường cũng như chủ nhật hay ngày lễ, bác sĩ và điều dưỡng đều phải trực tại viện như nhau. Mỗi kíp trực gồm 2 bác sĩ và 10 điều dưỡng nhận ca từ 16h30 ngày hôm trước và đến tận 9h sáng hôm sau mới đổi ca. Cùng với đội ngũ y bác sĩ và điều dưỡng thì còn có bác sĩ nội trú và học viên trực tại khoa viện, những người luôn sẵn sàng hỗ trợ bệnh nhân 24/24h. Họ vừa phải chăm sóc bệnh nhân, vừa phải tư duy và làm việc dưới sự kiểm soát, hướng dẫn của bác sĩ chính. Bác sĩ nội trú phải tự đưa ra quyết định để giải quyết kịp thời các ca bệnh nặng khi có đủ kinh nghiệm. Đây là thời gian vàng để các bác sĩ nội trú rèn luyện và củng cố không chỉ là bài học từ lý thuyết mà còn cả những bài học về thực hành, nhất là về sự nhẫn nại và kiên trì.

Với những trường hợp đột ngột chuyển biến xấu, bác sĩ luôn phải trong tình trạng sẵn sàng. Đối với những bệnh nhân nặng, tình trạng bệnh có thể thay đổi liên tục. Chính vì vậy, các bác sĩ tại khoa Cấp cứu A9 - Bệnh viện Bạch Mai luôn phải sẵn sàng tham gia cấp cứu, kể cả vào đêm. Công việc này đòi hỏi áp lực, căng thẳng từ khối lượng công việc, chuyên môn cho đến nguy cơ từ người nhà của người bệnh.

Tóm lại, làm việc tại Khoa Cấp cứu A9 - Bệnh viện Bạch Mai là một công việc áp lực và căng thẳng. Tuy nhiên, những niềm vui khi cứu chữa được người bệnh ở những giây phút vàng là sự động viên nhất đối với các y bác sĩ tại đây.

Xem thêm:

  • Kinh nghiệm đi khám bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai
  • Thủ tục khám bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai
  • Bác sĩ giỏi Khoa Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai